07 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thời kỳ giữa của quá trình mang thai

07 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thời kỳ giữa của quá trình mang thai

Bà bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình một cách hợp lý. Hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm không tốt cho bà bầu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 7 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn nhiều.

Có những yêu cầu gì về dinh dưỡng trong thời kỳ giữa của quá trình mang thai?

Thời kỳ giữa của quá trình mang thai (từ 4-7 tháng), giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh. Do đó nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng như thiếu máu, chuột rút… Bởi vậy trong thời kỳ này người mẹ cần ăn các món ăn cho bà bầu giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh và trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, iod, acid folic, selen…, các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E… ăn ít mỡ, nhưng lại cần những thức ăn tốt cho bà bầu như cá vì cá dễ hấp thụ canxi và mỡ loại omêga 3.

Bà bầu giữa thai kỳ cần ăn những loại thực phẩm cho bà bầu tốt

Nếu không cung cấp đầy đủ canxi thai nhi khó phát triển bình thường. Người mẹ mang thai còn dễ bị tăng huyết áp ở giai đoạn cuối, xuất hiện phù thũng, nước tiểu có albumin, thậm chí chức năng tim gan thận bị tổn hại hoặc co giật nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Do vậy khi mang thai ở tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp luôn giữ được ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ.

Nếu như mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ thứ 24 sẽ không khác gì là chưa được bổ sung canxi và vẫn làm huyết áp tăng dần gây bệnh tăng huyết áp thai kỳ. Vì trong giai đoạn này do cần đủ canxi để phát triển xương của thai nhi nên cuống rốn đã tiết ra một lượng lớn estrogen để ngăn trở việc tái hấp thụ canxi của xương trong cơ thể mẹ.

Để đề phòng táo bón người mẹ cần ăn những loại thực phẩm tốt cho bà bầu như các loại rau có chứa chất xơ và pectin như rau cần, rau hẹ, lê hoặc mật ong… không nên hoặc ăn ít các loại rau quả không có lợi cho phụ nữ ở thời kỳ mang thai như rau chân vịt, sơn trà… hay các loại gây kích thích ảnh hưởng đến tim mạch, nhịp thở và thần kinh như ớt, rượu, trà đặc, cà phê, Coca Cola, thuốc lá…

Những món ăn thai phụ không nên ăn

1. Không nên ăn rau bó xôi (rau chân vịt)

Trong rau bó xôi có chứa nhiều oxalic acid, mà acid này lại phá hủy các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho thai phụ như can xi, kẽm v.v… Nếu can xi, kẽm bị oxalic acid phá hủy, thì chúng rất khó được hấp thụ vào cơ thể, mà bị đẩy ra ngoài, làm cho thai phụ và thai nhi đều không nhận được lượng canxi và kẽm thích hợp. Thai nhi nếu thiếu can xi có thể sinh ra chứng gù lưng, răng phát triển chậm v.v… Do đó, thai phụ không nên ăn nhiều rau bó xôi.

2. Không nên ăn các loại thực phẩm ăn liền

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại thực phẩm ăn liền như mỳ gói, bánh qui, các món điểm tâm v.v…, có những thai phụ thích ăn các loại thực phẩm này. Họ cho rằng vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đủ dinh dưỡng. Nhưng thực ra không phải như thế, tiện lợi thì quả là có tiện lợi, nhưng dinh dưỡng không đủ.

Mì tôm là thực phẩm ăn liền không tốt cho bà bầu

Thông thường thì trong các thực phẩm ăn liền chẳng có gì ngoài một chút bột ngọt, muối và đồ gia vị. Trong đó đồ gia vị chỉ chứa một chút nước chế từ thịt, gà, tôm nhưng hàm lượng rất ít, cũng không có rau. Thỉnh thoảng mới có một số món có chút rau nhưng chẳng đáng là bao. Do vậy, thực phẩm ăn liền không thể cung cấp đủ hàm lượng protein, đạm, khoáng chất, vitamin, nước … cho cơ thể con người.

Theo điều tra của các chuyên gia, những người sử dụng thực phẩm ăn liền trong thời gian dài có đến hơn 60% bị thiếu dinh dưỡng, 54% trong sô họ bị thiếu máu do thiếu sắt gây nên, 23% bị thiếu vitamin B2, 16% bị thiếu kẽm và 20% số người bị thiếu vitamin A.

Chính vì thế, thai phụ không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm ăn liền, nếu không sẽ bất lợi cho cả mẹ và con. Có những phụ nữ có thói quen ăn thực phẩm ăn liền, trước khi mang thai vài tháng nên chủ động thay đổi thói quen ngay để đến lúc mang thai không xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng.

3. Không nên ăn thực phẩm làm từ sơn trà

Thực ra sơn trà là một thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và làm món khai vị rất tốt. Nó vừa chua vừa ngọt, rất hợp khẩu vị đối với các thai phụ, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng, sơn trà làm kích thích tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non. Nhất là đối với những thai phụ đã có lịch sử sẩy thai hoặc sinh non trước đó thì cần đặc biệt lưu ý hơn.

4. Không nên ăn các loại quẩy

Đối với việc làm quẩy, bắt buộc phải có khâu thêm phèn chua vào thành phần, mà phèn chua thì lại chưa nhôm – 1 chất vô cơ không có lợi cho bà bầu. Khi rán quẩy, cứ 500g bột mì phải dùng 15g phèn chua. Có nghĩa là, phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng chất vô cơ tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Thực phẩm không tốt cho bà bầu là quẩy

Ngoài ra, trong quá trình chiên quẩy với nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng cũng bị tiêu hao gần hết (đặc biệt là vitamin), vì thế giá trị dinh dưỡng chẳng còn được bao nhiêu. Dầu để chiên quẩy do dùng đi dùng lại nhiều lần nên sẽ sinh ra hàng loạt phản ứng hóa học như ôxy hóa, phân giải, tích tụ nhiệt v.v… từ đó sinh ra những chất gây hại, nếu thai phụ ăn vào có thể sẽ bất lợi cho sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

5.. Không nên ăn đồ hộp

Một số điều tra đã chứng minh rằng, trong thời kỳ đầu mang thai nếu ăn quá nhiều đồ hộp sẽ không tốt cho sự phát triển của phôi thai, bởi vì trong những thực phẩm đồ hộp ấy đều có chứa chất bảo quản và các chất phụ gia khác. Đó đều là những chất hóa học nhân tạo, sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với các tổ chức tế bào ở phôi thai.

Do vậy, trong thời kỳ đầu (từ ngày thụ thai thứ 2 đến 60 ngày sau), các tế bào và tổ chức trong cơ thể phân bào theo qui luật và theo từng bước nhất định, thai nhi lúc này còn chưa hình thành các chức năng giải độc và những phản ứng hóa học có hại, vì vậy, nếu bị những nhân tố xấu, sẽ gây ra dị tật.

Ngoài ra, đồ hộp thông thường chỉ được bảo quản trong vòng từ nửa năm đến 1 năm, nhưng các sản phẩm có bán ở siêu thị, cửa hàng, chợ v.v… có rất nhiều đồ hộp đã quá hạn sử dụng, chất lượng biến đổi, thai phụ ăn vào đương nhiên sẽ rất bất lợi. Trong quá trình chế biến, vận chuyển cũng như tích trữ đồ hộp, nếu không có sự bảo quản nghiêm ngặt sẽ dễ dẫn đến bị vi khuẩn xâm nhập, sẽ nguy hại lớn đối với cơ thể con người.

Do đó, thai phụ không nên ăn đồ hộp, nên ăn nhiều cá tươi, thịt tươi, rau quả tươi… đó mới là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

6. Không nên ăn quá nhiều trái cây

Có nhiều thai phụ cho rằng, ăn nhiều trái cây có thể tăng cường dinh dưỡng, không bị mập, con cái sinh ra sẽ có làn da mịn màng trắng trẻo. Thực ra trong trái cây có đến 90% là nước, ngoài ra còn chứa các loại đường và vitamin. Các loại đường này rất dễ tiêu hóa và hấp thụ, một quả táo bình thường có thể sinh ra 100 đến 200 calorie, tương đương với lượng nhiệt năng có thể sinh ra từ một bát cơm. Các loại đường này sau khi trao đổi sẽ trở thành đạm trung tính, không những làm cho trọng lượng cơ thể gia tăng nhanh chóng, mà còn gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Do vậy, thông thường mỗi ngày, thai phụ chỉ nên ăn không quá 800g trái cây. Dùng trái cây sau khi ăn cơm thì mới không ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống. Những phụ nữ bị thiếu máu không nên ăn nhiều lựu và quả mơ.

7. Không nên ăn nhiều gan động vật

Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi. Để đảm bảo cho sức khỏe và sự an toàn của thai phụ và thai nhi, những nhà chuyên môn nhắc nhở các thai phụ không nên ăn quá nhiều gan động vật, cũng như những sản phẩm chế biến từ gan động vật.

Vậy làm thế nào để đảm bảo có đủ hàm lượng vitamin A trong thời kỳ mang thai? Thực phẩm cho bà bầu có thể ăn được nhiều là các loại củ quả có màu đỏ như cà rốt tươi, gấc bởi vì những dưỡng chất trong các loại quả đỏ khi vào cơ thể con người sẽ chuyển hóa thành vitamin A, đồng thời cũng chứa acid folic mà cơ thể thai phụ cần đến, có tác dụng phòng tránh dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Tham khảo thêm các bài viết về chế độ dinh dưỡng gồm những thực phẩm có lợi cho bà bầu tại đây.