5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng quen thuộc

5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng quen thuộc

Trẻ nhỏ thường hay bị bệnh vặt do sức đề kháng còn yếu khiến cha mẹ thường lo lắng cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm tăng sức để kháng cho con với 5 loại thực phẩm quen thuộc dưới đây.

Trà xanh

Trà xanh là một nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là catechin. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng catechin có trong trà xanh có thể tiêu diệt các virus cúm và cảm lạnh thông thường nhờ khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Duy trì thói quen dùng trà xanh ấm hàng ngày giúp bạn tránh xa bệnh tật. Một số lưu ý khi cho trẻ dùng trà xanh: dùng với lượng vừa phải, trà không quá đậm, không cho bé uống trà gần với giờ đi ngủ vì trà sẽ tạo ra cảm giác hưng phấn, tim đập nhanh dẫn đến khó ngủ. 

Sữa không làm ức chế sự hấp thụ catechin trong trà

Theo một nhóm nhà khoa học người Hà Lan, việc uống trà pha với sữa không ảnh hưởng tới việc hấp thu catechin của cơ thể, do đó, nếu bé không chịu được vị đắng của trà, bạn có thể pha thêm sữa để tăng sự hấp dẫn của món uống.

Nấm

Bạch cầu là một loại tế bào đóng vai trò chủ chốt trong hệ miễn dịch của cơ thể, nấm giúp cơ thể tăng sản xuất ra bạch cầu. Có thể nói, các món ăn được làm từ nấm có thể giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, những món này thường được dùng cho người bị nhiễm trùng.

Có nhiều loại nấm với thành phần dưỡng chất đa dạng, từ nấm rơm đến nấm maitake, chaga, và nấm Linh Chi đều thúc đẩy xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn ít nhất 0,5kg nấm trong một quý (3 tháng) để đạt được mục đích tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trái cây họ cam, chanh

Các loại trái cây họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin quý giá góp phần hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chỉ cần dùng 1 ly nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày cũng giúp bạn củng cố rào chắn tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường… 

Nên cho trẻ ăn toàn bộ phần thịt hoặc uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ làm thất thoát lượng lớn vitamin C có trong các loại quả này; càng không nên uống cam ép đã đóng chai vì lượng vitamin C trong các sản phẩm này hầu như là còn lại rất ít.

Gừng

Trong các món ăn, gừng đóng vai trò như một loại gia vị làm tăng thêm vị cay và thơm ngon. Nhưng trong y học, gừng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol. Các hợp chất này giúp giảm những triệu chứng của viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp mãn tính, đồng thời tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Theo các nhà khoa học, gừng giúp cải thiện lưu thông máu có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể sẽ nhận được nhiều giúp loại bỏ độc tố và virus. Nếu bạn đang cảm thấy không khỏe, hãy uống một ly nước ấm với vài lát gừng để cảm thấy tốt hơn.

Hành tây

Trồng củ hành trong nhà giúp ngăn ngừa bệnh cảm cho trẻ

Hành tây chứa nhiều allicin cũng như quercetin, những chất dinh dưỡng giúp phá vỡ kết cấu chất nhầy trong mũi và ngực của bạn đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, vị cay của củ hành giúp tăng tuần hoàn máu tới các cơ và làm cho bạn đổ mồ hôi trong thời tiết lạnh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng khả năng đề kháng của cơ thể. 

Dùng các món ăn chứa hành tây tươi trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm lạnh hoặc cúm giúp tạo ra hiệu ứng miễn dịch mạnh mẽ, tăng tốc độ lành bệnh. Trồng củ hành tây nhỏ trong nhà làm giảm đáng kể bệnh cảm cúm của trẻ đó.

Cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm trên một cách điều độ là góp phần tăng khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng cho trẻ.