Cách dạy con thông minh từ những điều gần gũi nhất
Từ trước đến nay, ngoài mong con luôn khỏe mạnh, ăn mong cháu lớn thì việc hình thành sự phát triển trí não cho con cũng là điều ba mẹ luôn quan tâm nhất. Vật cách dạy con thông minh như thế nào để bé vừa dễ tiếp thu mà lại nhớ lâu ? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm về việc nuôi dạy con nhé.
Các cách dạy con thông minh từ những việc gần gũi nhất
Vận động nhẹ
1. Mở sách ra gấp sách lại: Mẹ mở sách kể chuyển cho bé nghe, bé hiểu rằng cần phải mở sách ra, gấp sách lại. Bất luận bé có nghe được câu chuyện hay không, hoặc có biết mở, gấp sách không, chỉ cần bé thích chơi với sách thì đây mới chính là cách dạy con thông minh và hiệu quả.
Sách dành cho bé tập lật giở nên là những cuốn sách có nhiều tranh, chữ to, ít chữ, có câu chuyện thú vị. Trong lúc giở sách bồi dưỡng cho bé sự chuyên tâm, thích đọc sách, thích học tập.
2. Khả năng ngôn ngữ
Bé thường xuyên dùng một âm để biểu thị những yêu cầu và suy nghĩ khác nhau. Như “đi” có thể biểu đạt “Mẹ ơi đi chơi”, “Mẹ ơi đi ra đường”, “Con muốn đi”… Bố mẹ nên cổ vũ bé nói ra và làm phiên dịch viên tốt của bé. Đây chính là cách nuôi dạy con thông minh, giúp con tăng khả năng ngôn ngữ nhanh nhất.
3. Khả năng nhận thức
To và nhỏ: Mang bánh to và nhỏ mà bé thích đặt lên trên bàn, nói với bé “Đây là bánh to”, “Đây là bánh nhỏ”. Dùng lời nói để bé cầm bánh nhỏ hoặc to, nếu bé cầm đúng hãy cho bé ăn coi như phần thưởng và nhớ dành cho bé lời khen, nếu bé cầm sai, khoan cho bé ăn vội, bé sẽ nhanh chóng phân biệt được.
Lại dùng đồ chơi và vật dụng thường ngày luyện tập cho bé để củng cố khái niệm to, nhỏ. Đồ chơi bằng gỗ là loại tốt nhất, như có thể xếp vật to xuống dưới, nhỏ lên trên, nhỏ ở phía trước, to ở phía sau…
4. Năng lực hành vi
Chuyển động theo âm nhạc: Thường xuyên cho bé nghe những bài hát hoặc đọc cho bé nghe những bài thơ có vần điệu, để cho bé tự ý vỗ tay, gật đầu theo bài hát hoặc bài thơ. Bố mẹ cũng có thể nắm chặt lấy cánh tay bé, lắc lư bé sang trái sang phải, lặp lại nhiều lần như vậy. Từ từ, bé sẽ biết tự mình lắc lư hoặc thực hiện động tác.
Trò chơi song hành: Để cho bé cùng chơi với bạn hoặc bố mẹ. Bố mẹ hãy tìm ra những món đồ chơi giống nhau để cho bé và bạn cùng chơi, giúp bé có tâm trạng thật vui vẻ. Nếu như bé đang ở trong giai đoạn tập đi, như vậy có thể nhanh chóng giúp bé biết đi hơn.
5. Khả năng tự xử lý
Bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt: Khi bé ăn nên cho bé ngồi chỗ cố định, không di chuyển mọi nơi, để bé hình thành thói quen ngồi yên khi ăn, không quậy phá.
Học cách cầm thìa: Dùng thìa đồ chơi, cho một số thứ vào bát, để bé có thể tập xúc, bé sẽ biết dùng mặt lõm để xúc thức ăn. Khi bé làm tốt mẹ nên nói một câu khen khích lệ bé. Đây chính là cách nuôi dạy con thiết thực nhất trong cuộc sống.
Vận động mạnh
1. Chạy và dừng lại: Cùng bé chơi trò trốn tìm, trong lúc chơi đùa luyện cho bé ý thức chạy và dừng. Dần dần bé có thể khống chế được hướng chạy về phía trước, hạn chế sự trượt ngã vì không khống chế được tốc độ.
Bò lên chỗ cao: Đặt một cái bàn trước giường hoặc sô-pha, bé sẽ biết leo lên giường sau đó trèo lên bàn. Bé học cách trèo lên ghế ngồi, với lên bàn để lấy đồ chơi.
Giai đoạn này bé thích với đồ để ở trên cao, bố mẹ nên chú ý an toàn cho bé, không được để đồ vật sắc nhọn, nước nóng nơi bé chơi, không nên dùng khăn trải bàn, không nên để những vật dễ vỡ trong tầm với của bé, để tránh xảy ra những chuyện ngoài ý muốn.
2. Động tác tinh tế
Dùng sợi dây quấn quanh hộp sữa sau đó tháo ra, để bé nhìn và bắt chước, bé có thể làm theo đúng như vậy.
Cho bé một sợ dây và mấy hạt vòng, bé biết dùng dây xâu những hạt đó lại, lúc đầu còn lúng túng sau thành thạo dần, đây là phương pháp tốt để bé rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng của “tay – mắt – não”.
3. Khả năng ngôn ngữ
Tăng cường lượng từ vựng: Trong cuộc sống bố mẹ nên nói chuẩn xác các từ vựng, như “ăn cơm”, “chải đầu”, “rửa tay”, “dắt xe”… Nhiều bậc cha mẹ thường có lời lẽ âu yếm, cưng nựng con nên các từ vựng thường không tròn vành rõ tiếng, nếu bé đang giai đoạn học nói sẽ bắt chước, bố mẹ nên chú ý dạy bé tránh bé nói ngọng.
Gỉang giải về tranh vẽ: Khi cho bé xem tranh, căn cứ vào hình vẽ có thể kể cho bé những câu chuyện đơn giản. Sau 3-5 lần cho xem bé xem lại bức tranh đó bé có thể kể lại. Khích lệ bé nói từ và câu ngắn, như “con gà bay”, “ô tô chạy”…
4. Khả năng nhận thức
Mô phỏng động tác: Mỗi ngày dành một khoảng thời gian nhất định để chơi với bé, khi chơi nên hướng dẫn để bé làm theo. Giai đoạn này bé sẽ rất thích học hỏi và bắt chước, bố mẹ nên thường xuyên chơi với con, trò chuyện nhiều với con, để kích thích bé phát triển đa giác quan.
Ghép thành đôi: Bố mẹ hãy chuẩn bị nhiều loại đồ chơi cho bé, thường xuyên giúp bé phân loại thành từng nhóm riêng: nhóm ô tô, nhóm búp bê, nhóm hoa quả, nhóm các con vật… Sau một thời gian, bé biết chọn những loại giống nhau để ghép thành từng đôi.
Tiếp đó có thể dùng chữ cái hoặc số để bé ghép vần, ghép số thứ tự, ghép số điện thoại của bố, của mẹ. Cũng có thể dùng hình khối để bé ghép, thúc đẩy khả năng nhận thức của bé.
5. Năng lực hành vi
Dùng ngôn ngữ để gọi: Lúc giao tiếp với mọi người, bố mẹ dạy bé dùng lời nói để gọi tên, chào hỏi, tạm biệt… Khi bé giúp đỡ hoặc muốn giúp đỡ người khác bố mẹ cần phải hỗ trợ bé.
6. Khả năng tự xử lý
Khống chế đại tiểu tiện: Bố mẹ nên giúp bé hiểu rõ trước khi đại, tiểu tiện cần làm việc gì, giảm thiểu số lần tè dầm, dần dần học cách tự xử lý.
Nhận biết đường về nhà: Khi cho bé ra ngoài nên hướng dẫn bé để bé có những nhận biết nhất định, dần dần bé biết nhận ra đường về nhà mình một cách chính xác nhất.
Bên cạnh các cách dạy con thông minh ở trên, các mẹ bỉm sữa cũng nên lưu ý cho bé uống sữa Dielac Alpha Gold của Vinamilk để bổ sung thêm dinh dưỡng và sức đề kháng cho bé nhé. Chúc các bà mẹ nuôi con khôn lớn và thành công.