Dạy trẻ thông minh sớm nhờ phương pháp giáo dục não phải
Hiện nay, các trường tiểu học quốc tế hay thậm chí một số trường tại Việt Nam đang áp dụng cách dạy trẻ thông minh sớm bằng phương pháp giáo dục não phải. Vậy mục đích của giáo dục não phải là gì và cách thức tiến hành tại các trường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục đích của giáo dục não phải
Có rất nhiều ba mẹ đã băn khoăn: “Mục đích của việc giáo dục não phải là gì? Não phải phát triển thì sử dụng như thế nào?”. Băn khoăn này của các bậc phụ huynh là hoàn toàn dễ hiểu vì cho đến gần đây, con người vẫn chỉ biết sử dụng mạch ngôn ngữ của nào trái và chưa biết đến mạch hình ảnh của não phải.
Nhà văn Nhật Bản Kousei Yanase thường hay nhắc đến nhà nghiên cứu não bộ người Tây Ban Nha Delgado, người tin rằng những thành tựu khoa học trong nghiên cứu não bộ cần được ứng dụng vào giáo dục để cải cách phương pháp giảng dạy, qua đó ươm mầm những hạt giống tài năng mới của trẻ.
Là một nhà nghiên cứu phương pháp giáo dục não phải, tôi hi vọng rằng giáo dục trong tương lai sẽ tạo ra những phương pháp giáo dục phù hợp dựa trên sự hiểu biết sâu sắc hơn về những chức năng còn chưa biết tới của bộ não, từ đó dạy trẻ thông minh sớm tốt nhất. Những phương pháp giáo dục áy sẽ nuôi dưỡng, khơi dậy và phát triển những năng lực mới của trẻ nhỏ.
Hơn nữa, nhà văn người Anh Yatri cũng giải thích trong cuốn sách “Loài người chưa được biết đến” (Unknown Man) của mình rằng mỗi ngày đều có những con người bí ẩn được sinh ra. Ông tin rằng những chức năng tiến hóa đang say ngủ vẫn còn bị ẩn giấu bên trong bộ não. Khi ý thức của con người tiếp tục tiến hóa, mỗi cá nhân sinh ra sẽ sở hữu loại ý thức mới mẻ, vượt trội đó. Con người ngày nay đã có bán cầu não trái phát triển cao, song “loài người chưa được biết đến” trong cuốn sách Yatri đề cập còn phát triển được cân bằng cả bán cầu não phải và bán cầu não trái.
Yatri cũng đã chỉ ra rằng hiện nay, sự tiến hóa của ý thức loài người vẫn còn được xem là bí ẩn. Khả năng thần giao cách cảm và dịch chuyển đồ vật bằng ý nghĩ được coi như là một hiện tượng lạ thường, là năng lực mà rất ít người có thể am hiểu hoặc sở hữu. Tuy vậy, vỏ não của chúng ta là một địa hạt rộng lớn chưa được khai phá hết. Những người đả kích hoạt được những năng lực tiềm ẩn mới mẻ này có thể sử dụng vùng vỏ não vẫn bị lãng quên đó để học tập, tư duy cũng như thực hiện các hoạt động tinh thần khác một cách mới mẻ.
Kết hợp những lý giải của Yatri với những gì đã được mô tả trong cuốn sách này, hi vọng rằng đây chính là bằng chứng cho thấy giáo dục não phải là một cách dạy con thông minh hoàn toàn mới để tạo ra những con người mới. Nếu vậy, cần phải làm gì với những khả năng mới mẻ đó? Hãy tận dụng hết những khả năng của chúng để sống trong kỉ nguyên mới này.
Giáo dục não phải trong trường tiểu học
Cô Ryoko Kanda là giáo viên dạy mười lăm học sinh lớp Bốn bằng giáo dục truyền thống. Song, cô dạy con gái mình bằng phương pháp giáo dục não phải trong giai đoạn sơ sinh và đã nhận được những kết quả khả quan. So với việc con gái cô đang phát triển những khả năng tuyệt vời thì những bé học sinh cô dạy tại trường lại đang phải vật lộn rất nhiều với nhiệm vụ học tập. Cô đã rất mệt mỏi khi cố gắng để tìm hiểu do đâu lại có sự khác nhau đến vậy. Cô chia sẻ như sau:
Có lần, cô đọc được cuốn Cho Migino Kakumei (Cuộc Cách mạng về Giáo dục Não phải Siêu việt) và thấy rằng thậm chí người lớn vẫn có thể phát triển khả năng não phải của mình. Vậy là cô quyết định giới thiệu phương pháp rèn luyện não phải cho học sinh bằng cách sử dụng “Bộ dữ liệu khơi gợi hình ảnh” (Bộ công cụ phát triển dữ liệu hình ảnh não phải dành cho người lớn).
Và kết quả khả quan đã đến rất nhanh chóng. Mỗi ngày, cô đều ngạc nhiên và bất ngờ trước những kết quả đạt được. Khi cô yêu cầu các học sinh đã phát triển được não phải hình dung ra hình ảnh về khoảnh khắc các em được sinh ra, ba bạn nhỏ đã có thể giải thích chi tiết những hình ảnh các em nhìn thấy.
Còn có năm bạn đã chọn chính xác cả năm thẻ được đặt úp trước mặt trong trò chơi trực giác. Có một bé khi chạm vào tấm thẻ có hình lượn sóng đã nói rằng bé có thể nghe thấy cả tiếng sóng.
Dựa trên sự tiến bộ đáng kinh ngạc này, cô đã giải thích với các ba mẹ trong buổi họp phụ huynh rằng hàng ngày trong lớp, các bé đang được thực hiện luyện tập các bài tập với não phải, cô đã trình bày chân thành tất cả suy nghĩ của mình về phương pháp giáo dục não phải để các bậc phụ huynh hiểu rằng phương pháp của não phải mà cô đang áp dụng sẽ giúp trẻ phát triển cân bằng giữa thể chất và trí não, và các con sẽ học được cách đồng cảm chia sẻ với người khác.
Trong buổi họp hôm đó, cô lo lắng phương pháp còn mới mẻ này sẽ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy nghi ngờ và không đồng tình hoặc có thể có người sẽ lớn tiếng chỉ trích quyết định của cô.
Tuy nhiên, kết quả bất ngờ là phần lớn ba mẹ đều ủng hộ quyết đinh của cô Kanda khiến cô rất vui. Một trong những lý do cô muốn lựa chọn phương pháp não phải vì cảm thấy phương pháp giáo dục não trái hiện nay đang tồn tại một số hạn chế, khiến cô hoài nghi về hiệu quả của cách thức giáo dục truyền thống này. Cô tin rằng giáo dục trong tương lai cần áp dụng phương pháp và lý thuyết giáo dục não phải để kết nối tình yêu thương, mở rộng trái tim và khai thác những khả năng tiềm tàng của trẻ.
Hy vọng rằng qua bài viết này, quý phụ huynh đã mường tượng được sơ bộ cách dạy trẻ thông minh sớm theo phương pháp giáo dục kiểu mới này. Trong tương lai, chắc chắn rằng phương pháp giáo dục não phải sẽ được phổ biến rộng rãi và trở thành hình thức giáo dục cần thiết trong nhà trường.
Bên cạnh cách nuôi dạy trẻ bằng các hoạt động giáo dục thì phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các bé. Cha mẹ có thể cho bé uống thêm các loại sữa phát triển trí não hiện nay để giúp bé thông minh hơn và có trí nhớ tốt hơn. Một số dòng sữa bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tăng cường trí não mà cha mẹ có thể tham khảo là Dielac Alpha Gold của Vinamilk, Enfagrow, Glico…
Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo của chủ đề này tại bài viết sau để hiểu rõ hơn về cách dạy trẻ thông minh sớm nhờ phương pháp giáo dục não phải nhé.