Giải đáp những kiến thức dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Đối với các bậc cha mẹ chỉ cần tìm kiếm sữa dành cho trẻ sơ sinh là đủ cung cấp dinh dưỡng cho con trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, quan niệm đó là sai lầm, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa không phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ mà còn nhiều thực phẩm khác nữa.
Cho bé uống sữa bò tươi hay sữa bột công thức thì tốt hơn?
HỎI: Sữa bò được bán trong các cửa hàng rất nhiều, có sữa bò tươi, sữa công thức, sữa bột thông thường… xỉn hỏi, sữa dành cho trẻ sơ sinh nào là tốt nhất?
ĐÁP: Phương pháp chế biến sữa bột công thức đã giới thiệu ở phần trên. Các thành phần của sữa bột công thức gần với sữa mẹ nhất, có lợi cho sự tiêu hóa, hấp thu và tăng trưởng của bé. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm thiên nhiên tốt nhất đối với bé, khi không có sữa mẹ, ta đành phải chọn loại sữa có thành phần gần với sữa mẹ nhất để nuôi bé.
Đối với bé lớn hơn, chức năng của dạ dày, ruột hoàn toàn Có thể tiêu hóa được sữa bò tươi, cho nên không cần thiết phải dùng sữa công thức. Nếu không mua được sữa tươi, thì Có thể chọn loại sữa bột thông thường. Nhìn trên góc độ kinh tế, thì giá thành của sữa tươi và sữa bột thông thường thấp hơn sữa công thức.
Tại sao không nên cho nhiều bột ngọt vào thức ăn của trẻ sơ sinh?
HỎI: Khi nấu ăn, tôi rất thích cho thêm bột ngọt vào, như vậy món ăn mới ngon hơn, bé sẽ thích ăn hơn. Nhưng nghe nói, ăn nhiều bột ngọt thì không tốt cho sức khỏe của bé có phải không?
ĐÁP: Bột ngọt là gia vị, nấu ăn mà thêm bột ngọt vào thì sẽ làm món ăn ngon hơn, đúng là có làm cho bé thích ăn hơn. Nhưng ăn nhiều bột ngọt không hề có lợi gì đối với cơ thể, ngược lại còn gây ra một số phản ứng không tốt. Nếu một bữa ăn mà có quá 5g bột ngọt, sẽ gây ra tình trạng đỏ mặt, ra mồ hôi, chóng mặt, nôn mửa, tinh thần không tỉnh táo, cả người mỏi mệt, tim đập mạnh… những hiện tượng này gọi là “dị ứng bột ngọt”.
Thật ra, vị ngon của món ăn phụ thuộc vào bản thân món ăn có tươi ngon không. Những loại như thịt gà, thịt heo, tôm, cua tươi… khi nấu, hoàn toàn không cần thêm bột ngọt vào, hãy để nó vẫn còn hương vị nguyên thủy của nó.
Làm thế nào để rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống tốt?
HỎI: Tôi thấy có những đứa bé không tập trung khi ăn cơm, hay là cứ ngậm cơm trong miệng không chịu nuốt, hoặc cứ chọn món này, món kia khi ăn. Con tôi bây giờ đã một tuổi hơn, tôi muốn dạy con một thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ, xỉn hỏi, tôi nên làm như thế nào?
ĐÁP: Thói quen ăn uống không tốt thật ra không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn của bé, mà còn ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng nữa, bởi vậy nên lưu ý dạy cho bé thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn rất nhỏ. Chúng ta Có thể bắt đầu từ những việc sau đây:
Khi ăn phải ngồi đúng nơi, ăn đúng giờ và đúng lượng cần thiết, sắp xếp số lần ăn trong ngày một cách hợp lý. Làm như thế sẽ hình thành phản ứng có điều kiện nơi bé, cứ đến đúng giờ và đúng nơi ấy thì não sẽ chỉ đạo cho các cơ quan khác trong cơ thể cùng bước vào bữa ăn, có một bước chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu các thức ăn.
Ví dụ, tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, dạ dày và ruột bắt đầu hoạt động, dịch tiêu hóa ở dạ dày sẽ được tiết ra nhiều, sản sinh cảm giác đói. Sự chuẩn bị về tâm lý và sinh lý như vậy, sẽ khiến bé chủ động và chú tâm vào bữa ăn, chắc chắn sẽ ăn một cách ngon miệng.
Không cho hoặc chỉ cho ăn một ít quà vặt, nhất là đồ ngọt. Những đứa bé hay ăn quà vặt thường không có cảm giác đói, không thiết đến bữa ăn chính. Hơn nữa, dạ dày lúc nào cũng ở trạng thái hoạt động, không được nghỉ ngơi, rất dễ bị rối loạn.
Khuyến khích bé tự xúc ăn, dạy cho bé sớm biết cách sử dụng muỗng, đũa, làm tăng hứng thú đối với bữa ăn của chúng. Khi ăn nên xúc cơm vừa phải, ăn xong lại xúc tiếp, để giảm cảm giác ngán ngẩm. Không được ép bé ăn, như vậy sẽ gây cảm giác chán ghét bữa cơm đó.
Hãy tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho bữa ăn. Cha mẹ nên dùng phương pháp tán thưởng để khuyến khích bé thử món ăn ấy, sửa đổi thói quen kén chọn, biếng ăn.
Việc rèn luyện thói quen ăn uống tốt cho bé không phải là việc Có thể thực hiện được ngay, cha mẹ nên tập từ khi bé còn nhỏ, và phải thật kiên nhẫn.
Những món ăn nào giúp bé phát triển toàn diện?
HỎI: Ngoài việc chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh thì tôi cần bổ sung thêm gì để con có thể phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng?
ĐÁP: Ngoài việc chọn sữa dành cho trẻ sơ, mẹ nên lên thực đơn để chế biến một số món ăn dặm cho trẻ, bởi vì sữa không phải là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ mà còn những thực phẩm khác nữa.
Sau đây là một số món ăn mẹ nên tham khảo và chế biến cho trẻ sơ sinh.
- Cháo lòng đỏ trứng
-
-
Nguyên liệu
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Gạo: 50g
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào nồi đun nhỏ lửa ninh nhừ. Cho tiếp lòng đỏ vào, khuấy đều thì dùng được.
- Cháo cá
Nguyên liệu:
- Cải bó xôi: 20g
- Gạo: 50g
- Chà bông cá: 25g
- Nước: 200 ml
Cách làm:
Gạo vo sạch cho vào nồi nước nấu thành cháo.
Cải bó xôi chần qua nước sôi, lấy ra băm nhuyễn.
Cho cải bó xôi, chà bông cá vào trong cháo, đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút là được.
- Cháo tôm tươi
Nguyên liệu
- Tôm tươi: 50g
- Dầu mè: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Tôm rửa sạch dùng dao băm nhỏ.
Cho tôm vào một cái bát, đem hấp chín.
Cho dầu mè vào tôm, trộn đều là được.
- Cháo thịt gà
Nguyên liệu
- Gạo: 50g
- Thịt gà băm: 1/2 muỗng canh
- Cải ngọt: 10 gam
- Nước cốt gà, dầu tinh luyện đủ dùng.
Cách làm:
Gạo vo sạch cho vào nồi ninh nhừ.
Cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ.
Thịt gà cho vào chảo dầu đang nóng xào cho săn lại, cho tiếp cải ngọt vào đảo đều.
Sau khi thịt gà và cải ngọt đã chín, cho vào trong nồi cháo, nấu cùng với nước cốt gà, để nguội thì cho bé thưởng thức.
- Cháo trứng đậu phụ
Nguyên liệu
- Gạo: 50 g
- Thịt nạc thăn: 30 g
- đậu phụ: 1 miếng nhỏ
- Trứng gà: 1 quả
Cách làm:
Thịt nạc, đậu phụ băm nhỏ, trứng gà đánh tan.
Gạo vo sạch cho vào nồi ninh nhừ với lửa nhỏ. Cho tiếp thịt vào nấu cùng cháo.
Khi gạo và thịt đã chín nhừ cho tiếp đậu phụ và trứng vào nấu với lửa lớn là được.
Các món xúp
- Xúp sữa
Nguyên liệu
- Trứng gà: 1 quả
- Sữa tươi: 200ml
- Bột gạo: 30g
- Kem tươi: 50ml
- Đậu Hà Lan: 60g
- Nước dùng vừa đủ
Cách làm:
Đậu hà lan bóc vỏ lấy hạt, cho vào nồi nước luộc chín, vớt ra để ráo. Đem 2/3 đậu nghiền nát lọc qua rây.
Hòa nước dùng, sữa tươi vào đậu đã nghiền khuấy đều cho đến khi sánh lại.Cho thêm bột gạo hòa với nước đã lọc qua rây vào xúp, bắc lên bếp vừa đun vừa khuấy cho đến lúc chín nêm thêm nước muối tinh.
Lòng đỏ trứng với kem tươi cho vào bát đánh bông, rót xúp vào khuấy đều cho phần
- Xúp bí đỏ và sữa tươi
Nguyên liệu
- Nước dùng: 1 lít
- Sữa tươi: 500ml
- Bí đỏ: 500g
- Bơ: 30g
- Bánh mì: 1 cái
- Đường kính: 15g
- Dầu ăn tinh luyện, muối tinh đủ dùng
Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi nước dùng ninh nhừ. tán nhỏ. Cho tiếp sữa, muối, đường vào. Bánh mì thái hạt lựu cho vào chảo dầu rán vàng. Cho xúp ra bát. thả bánh mì, rưới ít bơ, ăn nóng.
Chúng tôi vừa giải đáp những kiến thức dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cám ơn các mẹ đã đọc bài viết.
Chúc con yêu của mẹ luôn khỏe mạnh!