Nhận biết dấu hiệu phát triển của trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Nhận biết dấu hiệu phát triển của trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Khi con bước vào giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi nghĩa là ba mẹ đã bắt đầu một cuộc đua mới. Vì ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu phát triển vượt bậc hay còn gọi là dậy thì sơ sinh. Vì thế ba mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Những chuyển biến mới ở trẻ  

Mặc dù con vẫn được áp dụng nếp sinh hoạt: ăn – chơi – ngủ cách nhau 4 tiếng, nhưng con sẽ bắt đầu làm quen với ăn dặm và đến tẩm 7 tháng thì có thể bỏ bữa ăn đêm – vừa ăn vừa ngủ – lúc 11 giờ đêm của con. Bữa ăn của con sẽ dài ra và bừa bộn hơn rất nhiều, vì con thử một cách ăn hoàn toàn mới: ăn dặm.

Khoảng 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con bạn bắt đầu thay đổi. Cơ thể con sẽ thon gọn lại, vì thế con mới có đủ năng lượng để học bò khắp nơi. Ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất là đánh giá bữa ăn của trẻ bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng.

Lúc này, giấc ngủ ngắn cuối ngày được loại bỏ và hầu hết trẻ đều chỉ ngủ hai giấc một ngày – lý tưởng nhất là mỗi giấc dài từ một đến hai tiếng. Tuổi này trẻ không thích đi ngủ vì con muốn xem tất cả mọi thứ.

Khi quá trình phát triển thể chất của con bước vào giai đoạn trọng tâm: con bạn đã có thể giữ thẳng người và có thể ngồi được một mình, con cũng phối hợp tay chân tốt hơn. Con đã độc lập hơn nhiều, đặc biệt ở các bé được mẹ cho cơ hội học cách tự chơi một mình.

Dấu hiệu phát triển của trẻ từ 6-9 tháng tuổi rất rõ ràng

2. Cách thức sinh hoạt của trẻ 

Thực tế là, các bé từ 9 tháng tuổi trở lên có thể thức lâu hơn mà không cần ngủ, nhiều bé bỏ giấc sáng và ngủ một giấc dài vào buổi chiều – có thể dài tới 3 tiếng. Việc bỏ một giấc ngủ ngắn có thể là tạm thời, hoặc cũng có thể có nghĩa là con đã sẵn sàng chỉ ngủ một giấc vào ban ngày. Nếu con bạn quấy khi chỉ ngủ một giấc ngắn, bạn có thể tăng thêm một giấc ngủ ngắn cho con vào lúc khác, hoặc kéo dài giấc ngủ quá ngắn của con.

Dưới đây là thời gian biểu cụ thể dành cho các bé trong giai đoạn này: 

7h                                                                     Thức dậy và ăn

7:30                                                                  Hoạt động

9h hoặc 9:30                                                    Ngủ ngắn buổi sáng

11:15                                                                Bú sữa

11:30                                                                Hoạt động

13h                                                                   Ăn trưa (ăn dặm)

13 :30                                                               Hoạt động

14h hoặc 14:30                                                Ngủ ngắn buổi chiều

16h                                                                   Ti mẹ hoặc ti bình

16:15                                                                 Hoạt động

17:30 hoặc 18                                                   Ăn tối (ăn dặm)

19h                                                                   Bú sữa – đọc sách – tạm biệt chúc ngủ ngon

Tuy nhiên, nên hiểu đây là nếp sinh hoạt, là chu kỳ chứ không phải là các mốc thời gian cố định, không phải là thời khoá biểu chi tiết, vẫn có sự thay đổi theo thể chất và tình trạng sức khỏe của bé. 

Có thể tham khảo thêm thông tin tại đây!