Những điều cần lưu ý khi lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ đã dần quen với việc ăn dặm nên lúc này thức ăn của con đã có phần đa dạng hơn. Nhưng ba mẹ cũng không nên vì thế mà lơ là, các con vẫn cần một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với một số điều lưu ý dưới đây.
1. Có nên bổ sung cháo yến mạch vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi?
Yến mạch là món ăn bổ dưỡng và giàu năng lượng rất quen thuộc đối với người phương Tây, và hiện nay nhiều mẹ Việt cũng biết tìm mua món ngũ cốc này cho bé yêu thưởng thức. Yến mạch là một loại ngũ cốc không cẫn phải bóc tách xử lý mà luôn ở dạng nguyên hạt có thể dùng ngay, chính vì thế dinh dưỡng trong yến mạch luôn được đảm bảo ở dạng nguyên thủy nhất, với protein, các vitamin nhóm B, các vi chất sắt, canxi, magie, selen, phốt pho, lại có cả chất xơ hòa tan tốt cho tiêu hóa.
Yến mạch là thức ăn rất lành, bé có thể thưởng thức ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Hiện nhiều siêu thị hay cửa hàng thực phẩm cho người nước ngoài đều có bán yến mạch, có thể ở các dạng nguyên hạt, cắt nhỏ, cán mỏng hay dạng bột với thành phần dinh dưỡng không khác biệt. Tùy độ tuổi của bé và cách chế biến mà mẹ có thể mua loại nào cho phù hợp. Mẹ hãy tham khảo cách chế biến yến mạch trên bao bì, tuy nhiên nấu bột cháo yến mạch cũng không khác biệt nhiều với nấu bột, cháo bằng gạo.
Ngoài yến mạch, mẹ có thể tìm thêm những sản phẩm bổ dưỡng tương tự đến từ thương hiệu Vinamilk cũng cung cấp song song hàm lượng dinh dưỡng cho bé như vừa kể trên.
2. Mì tôm có phải là món ăn giàu chất dinh dưỡng cho con?
Mì tôm không phải là món ăn lành mạnh cho bé. Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột và chất béo nên ăn thường xuyên bé sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Mì tôm còn ức chế khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác đối với bé tuổi ăn dặm, và bé ăn thường xuyên không có lợi cho sự phát triển của não. Trong mì tôm cũng có quá nhiều chất phụ gia, quá nhiều muối và chất béo bão hòa (chất béo trong mì tôm là chất béo dạng trans – chất béo bị ôxy hóa khi chao mì ở nhiệt độ cao), ăn quá nhiều có nguy cơ gây ung thư.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mì tôm không tốt cho xương và thận, gây béo phì ở trẻ em, làm suy giảm hệ miễn dịch. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mì tôm hàng đâu thẻ giới – một chỉ sỗ rất đáng lo ngại cho sức khỏe của người Việt nói chung và các em bé nói riêng. Tuy nhiên nếu bé chán ăn, cần đổi món thì thi thoảng cũng có thể cho ăn mì tôm, nhưng khi nấu phải cho thêm thịt, trứng và rau, nếu chỉ ăn mì tôm không bé sẽ thiếu chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
3. Cho trẻ ăn cơm như người lớn
Quả thật nhiều bé phàm ăn thì 1 tuổi, thậm chí 9 tháng đã nuốt được cơm. Tuy nhiên cho bé ăn cơm quá sớm không hề có lợi nhưng nhiều mẹ nghĩ. Khi răng hàm của bé chưa phát triển, bé sẽ ăn theo kiểu nuốt chửng, dạ dày non yếu của bé sẽ khó tiêu hóa thức ăn đó, thậm chí còn bị rối loạn tiêu hóa. Và do hấp thu dinh dưỡng khó khăn nên bé chưa thể ăn nhiều cơm được như so với ăn cháo. Khi ăn cơm, bé thường chỉ ăn cơm mà không chịu ăn thức ăn nên thường thiếu chất. Thêm nữa khi khó tiêu hóa, bé sẽ cảm thấy đầy bụng và chán bú hơn, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng bé nhận được.
Thông thường khoảng 18 tháng khi bé có chừng 14 răng sữa thì có thể ăn cơm nhão và 24 tháng có thể ăn cơm mềm. Mốc thời gian này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn đôi chút với một số bé. Có thể cho bé ăn cơm nếu bé thích ăn, nhưng mẹ phải đảm bảo cho bé ăn cả thịt cá rau củ.
Nhắc đến cơm trong giai đoạn ăn dặm, có nhiều phụ huynh hiểu lầm rằng trẻ bị đau dạ dày do ăn cơm sớm, nhưng thực chất nguyên nhân đau dạ dày 90% là do vi khuẩn HP (Helicobacter Polory). Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt, do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung. Mẹ nếu nhiễm HP khi nhai hoặc mớm cơm cho bé sẽ lây vi khuẩn cho bé. Vì vậy nếu bé có nhu cầu ăn cơm sớm thì mẹ vẫn cho ăn được, nhưng phải đảm bảo đủ cả thịt cá rau củ.
4. Có nên thay thế cơm bằng bánh phở hoặc các món tương tự
Các loại bún, phở, mì đã qua tinh chế đều hao hụt đi khá nhiều năng lượng, cho nên cơm nấu trực tiếp từ gạo vẫn giàu năng lượng nhất. Vì thế các món bún, miến, mì chỉ nên là thức ăn đổi vị cho bé, không nên ăn thường xuyên, và cũng nên chọn mua ở những nguồn an toàn. Trong quá trình chế biến bún, phở, mì, người ta có thể dùng các thứ hóa chất tẩy trắng, làm dai, phụ gia bảo quản thực phẩm, tạo mùi thơm, không an toàn cho bé và cho cả người lớn. Vì thế không nên thay thế cơm bằng những loại thức ăn này trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
5. Có nên thêm canh vào cơm của trẻ?
Không nên. Nhiều mẹ hay chan canh vào cơm cho bé dễ nuốt nhưng cách này vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, vừa làm giảm hiệu quả dinh dưỡng. Cơm chan canh khiến trẻ nuốt nhanh, ít nhai, làm cho dạ dày phải co bóp, hoạt động vất vả hơn. Nuốt nhanh khiến nước bọt có chứa enzym tiêu hóa tiết ra ít hơn, bé sẽ không kịp cảm nhận vị ngon của thức ăn nên về lâu dài có nguy cơ chán ăn, ngại ăn những đồ thô hơn như thịt, rau. chan nước canh khiến dạ dày nhanh no trong khi lượng dinh dưỡng thu nạp vào lại ít. Vì thế mẹ nên cho bé ăn cơm riêng, thỉnh thoảng cho bé húp một thìa canh riêng là được. Nếu bé đã quen chan canh thì bớt dần lượng nước canh cho đến khi chỉ chan ướt cơm rồi chuyển sang cơm khô.
Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những mẹo chăm sóc bé hay và bổ ích nhé!