Những hiện trạng thông thường khi bé bước sang một tuổi

Những hiện trạng thông thường khi bé bước sang một tuổi

Trẻ một tuổi thường có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và thể chất. Bé sẽ cao hơn, ăn nhiều hơn và sẽ phát sinh những tính cách khác như không thích ở chỗ đông, náo nhiệt hay tự nhiên không nghe lời cha mẹ hoặc người khác.

Khi trẻ không thích ứng với chỗ đông người:

Khi trẻ 1 tuổi thường thích chơi một mình. Có khi chơi cùng những đứa trẻ khác, giao lưu với chúng cũng chỉ trong thời gian ngắn, thường tiếp xúc một lát, rất nhanh lại có thể chơi tiếp các trò khác. Các nghiên cứu về đã phát hiện 70% trẻ 3 tuổi đều thích chơi đùa một mình. Đây là kết quả của sự phát triển tính độc lập của trẻ. Trẻ không thích tụ tập là một loại phản ứng của sự phát triển tính tự ý thức, tự mình biết mình. Tuy nhiên trẻ thiếu giao tiếp dễ xảy ra những tâm lý xấu như cô độc, cố chấp, bướng bỉnh…, cũng rất bất lợi cho việc phát triển trí óc và tình cảm lành mạnh. Như vậy, dạy trẻ thích giao tiếp, động viên trẻ tình nguyện tham gia các hoạt động là trách nhiệm của cha mẹ.

Cha mẹ cần phải thường xuyên đem con đến những nơi vui chơi giải trí, để chúng cảm nhận được hứng thú giao tiếp trong không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái giữa trẻ với nhau. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, ngày càng nhiều những đứa trẻ là con một, cha mẹ càng phải khuyến khích con thường xuyên chơi với các bạn nhỏ cùng xóm, cùng chia sẻ đồ chơi. Hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi tập thể như nhổ cải, ném bóng,… để hình thành ở trẻ tinh thần hợp tác, hoà đồng với các bạn.

Nếu có điều kiện, nên đưa con đến gửi nhà trẻ, vì đó là môi trường tốt để rèn luyện ý thức tập thể của trẻ.

Trẻ tham gia các nhóm vui chơi thiếu nhi sẽ hòa đồng hơn

Khi trẻ không nghe lời:

Tất cả những người làm cha làm mẹ đều hy vọng con mình là đứa trẻ biết vâng lời. Trẻ nhỏ nghe lời người lớn là điều tất nhiên. Nhưng trẻ vẫn có lúc không nghe lời, thậm chí rất bướng bỉnh. Trẻ thích cãi lại bạn. nói một, trẻ nói hai. Lúc này bạn đánh trẻ, hay là bình tĩnh nghe nó nói từ không ? Có lẽ đa số trong mọi tình huống trẻ nói không đúng. Nhưng tại sao nó không đúng? Do trẻ hồn nhiên không biết hay là cố ý gây phiền phức cho bạn? Cha mẹ nên nghĩ xem, có phải là khi tranh cãi cùng trẻ, bản thân mình không đúng lại không chịu nhận; khi bản thân đúng thì con lại không nghe lời, có phải là đáng giận hay không? Trong việc này có phải thiếu một chút tinh thần bình đẳng không? Cha mẹ coi con là “tài sản tự có” của mình, vì vậy trong cách cư xử có chút áp đặt, tạo nên sự chông đối của trẻ. Đối xử với đứa trẻ không nghe lòi, cần có phương pháp xử lý đúng cũng như cần quan niệm đúng. Đối với những đứa trẻ không nghe lời nếu ép chúng khuất phục một cách thô bạo, sẽ dẫn đến trẻ ngày càng chống đôi và sẽ hình thành nên tính cách xấu sau này.

Trẻ con rất dễ nổi loạn trong một giai đoạn nào đó nhưng nếu bạn ngồi lại nói chuyện nhẹ nhàng, chỉ cho bé những điều sai, điều đúng thì bé sẽ nghe và ngẫm lại mình đã làm sai chỗ nào. Bé sẽ thay đổi nếu được cha mẹ lo lắng và quan tâm. Tham khảo ở đây