Thế nào là tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ?

Thế nào là tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường gặp ở hầu hết mọi gia đình có con nhỏ. Để hiểu hơn về tình trạng này ở trẻ và biết được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé! 

1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh liệu có ảnh hưởng nhiều đến bé?

Nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu bé bị nôn trớ liên tục dù phụ huynh đã làm mọi cách để ngăn lại, lúc này ba mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ. Vì bé cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Ba mẹ không nên để bé nôn trớ quá lâu hoặc kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Cụ thể là các chất dinh dưỡng trong thức ăn chưa kịp bé hấp thụ đã bị đưa ra ngoài khi nôn trớ, nên những trẻ thường nôn trớ sẽ rất dễ sụt cân và biếng ăn.

2. Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ

Việc cho trẻ ăn bổ sung không đầy đủ, cân đối và phù hợp với lứa tuổi như việc ăn dặm quá sớm, ăn nhiều, ăn nhanh… là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi, vì nếu mẹ cho con ăn bổ sung không đúng cách hoặc không phù hợp cũng có thể gây nôn trớ và chậm tăng trưởng.

Ngoài ra, tư thế bế trẻ không đúng cách hoặc cho bé nằm ngay sau khi bú cũng là nguyên nhân gây nôn trớ cho con, vì trong giai đoạn sơ sinh cơ thể bé như 1 bình sữa nằm ngang và dễ dàng ọc ra bất cứ lúc nào.

cho trẻ bú đúng cách sẽ làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3. Cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Ba mẹ nên thay đổi da dạng món ăn cho bé, không nên cho bé ăn nhanh, ăn nhiều một bữa, không nên ép bé ăn, các bữa ăn của bé nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể khắc phụ tình trạng nôn trớ của bé theo những hướng dẫn sau:

– Mẹ nên cho bé nằm nghiêng sang trái trước trong khi bú (vì bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như thế, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra ngoài.

– Mẹ cũng không nên cho bé bú quá lâu, trẻ bú trên 30 phút không có lợi cho bé vì con sẽ nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/nghiền vú, chênh lệch thời gian bú.

– Nếu bé bú bình thì luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su đầy sữa. Mẹ không nên để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa như thế bé có thể bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú xong để đẩy không khí ra.

– Khi cho con bú, mẹ không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi trẻ bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

– Ngoài ra, ba mẹ cũng không đặt bé nằm bú vì tư thế này khiến bé rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong mẹ không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa nghịch.

– Nên cho con ăn dặm ở độ tuổi thích hợp, ở lứa tuổi sơ sinh cho đến tròn 10 tháng tuổi, trong một ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa và 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày) tổng gồm khoảng 40 – 60g gạo tẻ trắng, 40 – 60 thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…

– Các cặp vơ chồng cũng nên lưu ý tư thế khi bé nôn trớ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm. Một số trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái, không còn cứu chữa được.

– Trong một số trường hợp ba mẹ muốn dùng thuốc chống nôn trớ cho con thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chứ không nên tùy tiện cho bé sử dụng thuốc.

– Nếu ba mẹ đạ thực hiện những cách trên mà tình trạng nôn trớ ở trẻ không thuyên giảm thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra.

Hi vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là những bé thường xuyên bị nôn trớ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách phòng chống nôn trớ khác cho trẻ nhỏ, đảm bảo trẻ có một sức khỏe tốt vì giai đoạn sơ sinh chính là bước đà quan trọng và là nền tảng cho sự phát triển của bé về sau nên phụ huynh có con nhỏ cần phải hết sức chú ý và quan sát những biểu hiện bất thường của con. 

Đa phần tình trạng nôn trớ hay xảy ra với trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi con được 1 tuổi. Theo thống kê thì có khoảng 95% trẻ nhỏ nôn trớ do sinh lý, nhưng cũng có 5% trẻ nôn trớ do bệnh lý như: trào ngược dạ dày thực quản hoặc dị tật bẩm sinh trong cơ thể và thậm chí là một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Vì thế mà ba mẹ không nên ỷ y khi thấy con mình bị nôn trớ.