Ăn gì để con thông minh từ khi ăn dặm?
Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn đứa con của mình được phát triển thông minh, khỏe mạnh. Do đó, ăn gì để con thông minh từ những năm tháng đầu đời lúc mới bắt đầu ăn dặm là một điều không thể thiếu.
Những dưỡng chất giúp ăn gì để con thông minh
Iốt
Tác dụng: Sản sinh ra các hormone của tuyến giáp trạng. Hormone là một loại chất kích thích, có tác dụng quan trọng trong cơ thể, đối với sự trao đổi chất và trạng thái tinh thần của trẻ em. Nếu thiếu hormone, trẻ sẽ có biểu hiện: da khô dày, tóc xơ xác, thân thể béo lùn, đầu to mặt lớn, sống mũi lõm… trẻ nhỏ cần mỗi ngày 35 – 50mg iốt.
Iốt được tìm thấy trong các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, trái cây, rau quả và các thực phẩm từ hạt giúp cho sự phát triển trí não của bé.
Sắt
Tác dụng: Sản sinh ra các haemoglobin, một sắc tố của hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy trong tế bào máu. Nó cũng cần thiết cho việc tạo ra một số enzym, tăng cường khả năng miễn dịch, tạo năng lượng và hổ trợ chức năng của gan.
Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ, cung cấp lượng chất sắt đầy đủ và thích hợp là một việc rất cần thiết để có một sức khoẻ tốt. Nếu chế độ ăn của trẻ thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu.
Chất sắt được tìm thấy trong gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh nhiều lá, hoa quả, bánh mỳ đen, bột ngũ cốc dinh dưỡng và sữa đậu nành.
Kẽm
Tác dụng: Cần thiết cho nhiều phản ứng của enzym và hệ thống miễn dịch, góp phần cấu tạo các ADN và ARN, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ quan sinh sản, đặc biệt là với trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến chậm lớn, giảm chức năng vị giác, chán ăn, vết thương lâu lành.
Kẽm được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau xanh, hạt mè, trứng, thịt, gan và hải sản…
Kế hoạch ăn uống của trẻ
Thời điểm để bé bắt đầu ăn dặm
Khi bé lớn, chỉ ăn sữa thôi thì chưa đủ để đảm bảo sức khoẻ cho bé. Từ 4 tháng tuổi (có thể là hơi sớm), hầu hết trẻ đều phải cần được ăn uống bổ sung.
Khi được 4 tháng tuổi nếu bé có một số biểu hiện sau:
+ Bé có vẻ đói và muốn ăn mặc dù bé đã được cho ăn 4 – 5 bữa sữa/ngày với số lượng khoảng 250ml sữa mỗi lần.
+ Bé có biểu hiện vẫn đói ngay sau khi vừa ăn sữa xong.
+ Đột nhiên bé thức dậy rất sớm hoặc tỉnh giấc vào ban đêm mặc dù ngủ rất say.
+ Bé bắt đầu ngậm mút tay và đưa bất cứ thứ gì vào miệng.
+ Bé nhìn chằm chằm vào bạn khi bạn ăn.
Những biểu hiện trên cho chúng ta thấy rằng trẻ đã sẵn sàng để được ăn dặm.
Món ăn đầu tiên của bé
Loại thức ăn đầu tiên và dễ ăn nhất đó là bột gạo. Gạo đã được nghiền nhỏ thành bột, lọc qua rây cho mịn để nấu dễ và nhanh. Cháo có thể pha thèm với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mùi vị của bột gạo không khác gì sữa nên bé dễ ăn. Nếu bé không thích ăn bạn hãy thử lại sau đó vài ngày.
Tiếp tục thử cho bé ăn bột gạo sau 5-7 ngày, dần dần tăng số lượng từ 1 đến 3 thìa, không được tăng quá nhanh, nhất là trong một vài ngày dầu, bởi vì hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian dể thích nghi.
Thức ăn mới cho trẻ 5 tháng tuổi
Giai đoạn đầu đã qua, bây giờ bạn có thể bắt đầu cho trẻ thưởng thức một số hương vị mới và thay đổi bằng nhiều loại rau và hoa quả. Phải điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của bé, khẩu vị của bé có thể thay đổi hàng ngày.
Thử trộn loại thức ăn mà bé đã được ăn và thích với những loại thức ăn mới như:
+ Hoa quả chín như đu đủ, xoài, quả bơ, dưa hấu được xay nhuyễn.
+ Một chút đậu đỏ hầm nhừ trộn với cà rốt.
+ Bồng cải xanh và súp lơ nghiền nhừ.
+ Sữa nguyên kem, sữa chua, pho mát.
Từ 6 tháng tuổi
Lúc này hệ thống tiêu hoá của bé đã hoàn thiện hơn được với nhiều loại thức ăn, và có thể bé muốn học cách ăn bằng thìa. Trong thời kỳ này nếu bạn muốn cai sữa thì bé đã sẵn sàng ăn một ngày ba bữa nhỏ. Khi số lượng bữa ăn tăng lên thì tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng tăng.
Đến 6 tháng tuổi, lượng sắt và kẽm dự trữ trong cơ thể đã được sử dụng gần hết và cần được cung cấp thêm các chất khoáng, vitamin khác từ thức ăn. Protein trong thịt, cá và dậu rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng phát triển, trong khi các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát cung cấp năng lượng cho bé đang lớn.
Thức ăn cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ sau một năm vẫn tiếp tục lớn và phát triển, các bộ phận trong cơ thể kiện toàn dần, chế độ ăn từ sữa mẹ giảm dần. Ở thời kỳ này nếu nuôi dưỡng không hợp lý thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu chất.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Khi mua thức ăn phải chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Rau lá xanh thì tốt hơn so với lá màu nhạt hoặc rau thân rễ. Mỗi ngày ít nhất phải ăn rau lá xanh một lần.
Thực phẩm nên đa dạng hoá, không được kén ăn. Thực phẩm đa dạng hoá vừa tăng sự hứng thú cho trẻ, lại có thể đạt được mục đích bổ sung dinh dưỡng của các thức ăn khác nhau.
Thường xuyên thay đổi phương pháp nấu nướng, như ăn riêng từng loại hoặc trộn lẫn cơm với thức ăn. Thay đổi đa dạng với các loại bột, cháo, súp có chất tanh… để tăng sự thèm ăn của trẻ.
Trên đây là thông tin về những dưỡng chất ăn gì để con thông minh và kế hoạch ăn uống cho bé từ lúc ăn dặm. Ngoài ra để hỗ trợ phát triển trí não cho bé thì mẹ cũng cần bổ sung sữa bột cho bé hằng ngày. Dielac Alpha Grow của Vinamilk cùng với thành phần Canxi và các dưỡng chất thiết yếu giúp bé thông minh, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.