Cách phòng tránh nhiễm giun, sán ở trẻ

Cách phòng tránh nhiễm giun, sán ở trẻ

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng thường bị nhiễm giun, sán nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ nhỏ. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh nhiễm giun ở trẻ để trẻ tăng cân tốt.

Các loại giun thường gặp

Giun đũa: Giun có cấu tạo hình tròn dài như chiếc đũa, giun cái trưởng thành có thể dài khoảng 20-25cm, giun đực dài 15-17cm có màu trắng hồng, đầu và đuôi thon nhọn.

Giun móc: Giun có thể có màu trắng sữa, hơi hồng hoặc màu đỏ nâu tuỳ thuộc trong ruột giun có máu hay không. Kích thước của giun móc đực dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài 10-13 mm. Trong bao miệng có 2 đôi răng hình móc để hút máu và ở chỗ hút máu giun móc tiết ra chất chống đông máu làm cho vết cắn chảy máu liên tục dẫn đến tình trạng thiếu máu, trẻ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, gầy yếu

Giun kim: Giun có màu trắng sữa và đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng giun có 3 môi, những môi này có thể thụt vào trong miệng. Kích thước giun đực dài khoảng 2-5mm, đuôi cong; giun cái dài 9 – 12 mm, đuôi dài và nhọn. 

Nguyên nhân nhiễm giun

Nguyên nhân chính khiến trẻ nhiễm giun là vấn đề vệ sinh kém. Do cha mẹ không chú ý vệ sinh khi chế biến, rửa sạch các loại thực phẩm cho bé dẫn đến bé ăn phải ấu trùng giun. Bé chơi đùa bám bẩn, dụng cụ đồ chơi không được vệ sinh, tay bám bẩn đưa vào miệng, đưa đất cát vào miệng, hay môi trường sống của bé không sạch sẽ… Tất cả những vật dụng, thức ăn, trò chơi thiếu vệ sinh đều làm cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm giun

Cách phòng tránh giun

Để giúp bé không bị nhiễm giun gây ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bé mẹ cần thực hiện những điều sau:

– Lựa chọn, rửa sạch và chế biến thức ăn của trẻ một cách cẩn thận hợp vệ sinh và đảm bảo thức ăn đã được nấu chín. Đặc biệt đối với những loại trái cây hoa quả bé ăn sống cần được rửa sạch với nước muối và rửa dưới vòi nước nhiều lần để hạn chế trẻ ăn phải ấu trùng giun bám vào thực phẩm.

– Chú ý cho trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vui chơi, đi vệ sinh

Rửa tay là biện pháp tốt giúp tránh nhiễm giun ở bé

– Mẹ cần tẩy giun định kì cho bé 6 tháng một lần

– Môi trường sống, các dụng cụ ăn uống, đồ chơi vật dụng của bé phải được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Nên tập cho bé thói quen không mút tay, ngậm hay đưa vào miệng những vật bẩn

– Cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, cắt ngắn móng tay, móng chân để hạn chế bé bị nhiễm giun 

Tuy giun sán không gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng chúng là tác nhân chính làm cho bé trở nên ốm yếu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và sức đề kháng yếu. Vì vậy để con bạn có thể phát triển tốt về cân nặng thì mẹ nên chú ý đến việc phòng nhiễm giun cho bé.

Tham khảo sữa ở đây