Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Trong các bệnh dẫn đến tử vong cho trẻ em thì tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ 2. Trong đó, 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Vì vậy, việc cha mẹ trang bị những kiến thức nhất định về cách trị bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để có cách bảo vệ và xử lý kịp thời khi phát hiện con mình nhiễm bệnh.
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là do đường ruột bị kích thích, dẫn đến suy giảm chức năng hấp thu tiêu hóa của đường ruột, bài tiết ra thành phần thức ăn nguyên thủy chưa kịp tiêu hóa, cộng thêm một lượng lớn chất lỏng trong cơ thể bị chuyển đến ruột, xuất hiện tình trạng trẻ đi ngoài ra nước, sôi bụng, nhu động ruột tăng, số lần đi ngoài cũng tăng lên. Tiêu chảy cũng như ho, sốt đều là một triệu chứng, chứ không phải là một loại bệnh đơn thuần.
2. Các dạng tiêu chảy thường gặp ở trẻ và cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Tiêu chảy nhiễm trùng
Tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra thường sốt trước, đồng thời giai đoạn đầu hay nôn. Sau khi sốt, nôn, lần đi ngoài đầu tiên có thể vẫn chưa tiêu chảy, nhưng sau đó sẽ xuất hiện tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, phân thường có chất nhầy, thậm chí còn lẫn cả máu mủ, mỗi lần đại tiện không nhiều. Tiêu chảy do nhiễm virus thường đi ngoài ra nước, mỗi lần đại tiện rất nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng mất nước.
Tiêu chảy không nhiễm trùng
Tiêu chảy không nhiễm trùng thường do nhân tố nguồn thực phẩm. Tiêu hóa kém, biểu hiện là phân sống lổn nhổn, không kèm sốt, thỉnh thoảng có nôn. Tiêu chảy do dị ứng, xuất hiện sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó từ một vài tiếng đến một, hai ngày, lặp đi lặp lại, và có mối liên quan rõ ràng đến thực phẩm đã ăn. Nguyên nhân thời tiết, thường có liên quan đến việc thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường và những nguyên nhân khác. Tiêu chảy không nhiễm trùng có kết quả xét nghiệm phận bình thường, chỉ cần điều chỉnh thức ăn hoặc thay đổi môi trường là có thể cải thiện.
Cho dù tiêu chảy vì nguyên nhân gì cũng đều gây tổn thương niêm mạc một. Tiêu chảy không nhiễm trùng gây ra tổn thương tương đối nhẹ, nhưng xét nghiệm phân vẫn có thể phát hiện bạch cầu và hồng cầu. Khi bị tiêu chảy nhiễm trùng lượng bạch cầu nhỏ hơn 10 – 15/vi trường, thì không thể xác định là nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu xét nghiệm phân cho thấy ngoài một số lượng lớn bạch cầu, còn có cả hồng cầu. Nếu chủ yếu là hồng cầu, rất có thể là tiêu chảy do nhân tố không nhiễm trùng như dị ứng thức ăn và các nguyên nhân khác.
Các cha mẹ cần ghi nhớ một điều, không được sử dụng thuốc kháng sinh một cách mù quáng! Thuốc kháng sinh không phải là thuốc cầm tiêu chảy.
Xét về nguyên nhân, tiêu chảy gồm có tiêu chảy nhiễm trùng như nhiễm virus, vi khuẩn.
Nhân tố không nhiễm trùng như dị ứng, không hợp khí hậu, không dung nạp thực phẩm.
Bao gồm cả tiêu chảy sau khi mắc một số bệnh hoặc sau khi dùng thuốc…
Tiêu chảy do nhiễm virus
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, xét theo nguyên nhân, gồm có: Tiêu chảy do nhiễm trùng bao gồm nhiễm khuẩn, nhiễm virus; tiêu chảy không nhiễm trùng gồm có tiêu chảy do dị ứng, không hợp khí hậu, không dung nạp thực phẩm; một nguyên nhân khác nữa là tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh hoặc sau khi mắc một số bệnh.
Muốn trị tiêu chảy thì phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, để giải quyết vấn đề từ gốc, tuyệt đối không được cầm tiêu chảy ngay lập tức.
Trong các nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em, viêm ruột do nhiễm khuẩn chỉ chiếm một phần nhỏ, nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm virus. Nguyên tắc chữa trị chứng tiêu chảy do virus là “dự phòng và điều trị mất nước + dinh dưỡng thích hợp”:
1. Phòng ngừa và điều trị mất nước nhẹ – vừa bằng Oresol;
2. Bổ sung men Lactase cho trẻ ăn sữa mẹ, đổi sang sữa công thức không chứa Lactose cho trẻ ăn sữa bột;
3. Bổ sung các chế phẩm chứa Probiotic;
4. Nếu trẻ xuất hiện sốt và các triệu chứng khác thì sử dụng các cách chữa trị phù hợp như hạ sốt.
5. Tránh dùng thuốc kháng sinh.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Phần trước chúng tôi đã đề cập đến việc, khi trẻ bị tiêu chảy, phải lấy mẫu phân của trẻ đưa đến bệnh viện kiểm tra trong vòng 1 – 2 tiếng, nếu kết quả xét nghiệm thường quy cho thấy hồng cầu và bạch cầu đều vượt quá 15 – 20/vi trường trở lên thì mới xem xét đến nguyên nhân nhiễm khuẩn. Chỉ khi nhiễm khuẩn, mới xem xét đến việc dùng kháng sinh. Nếu mỗi vi trường chỉ có một vài hồng cầu hoặc bạch cầu thì không thể nói là nhiễm khuẩn hoặc chỉ nhiễm khuẩn dạng nhẹ, không cần uống kháng sinh, mà chỉ cần dùng Probiotic hoạt tính.
Trước khi kết luận nhiễm khuẩn, “nhất thiết” phải tiến hành cấy phân. Vì quá trình cấy phân cần ít nhất 3 ngày mới có kết quả, nên có thể tạm thời dùng kháng sinh, đợi đến khi có kết quả mới tiếp tục lựa chọn nên dừng hay đổi loại kháng sinh khác.
Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, thời điểm dừng sử dụng kháng sinh không dựa trên màu sắc và hình dạng của phân. Nếu đã dùng kháng sinh, cần phải dùng liên tục ít nhất từ 5 – 7 ngày, rồi tiếp tục làm xét nghiệm phân, nếu kết quả xét nghiệm bình thường mới được dừng thuốc, nếu không, phải tiếp tục dùng thuốc kháng sinh đến khi nào kết quả bình thường mới thôi. Tuyệt đối không được thấy đỡ là ngừng dùng thuốc, sẽ tạo thành chứng viêm ruột mạn tính, vi khuẩn nhờn thuốc.
Sữa công thức không chứa Lactose là loại sữa công thức đặc thù được đặc chế cho trẻ không dung nạp Lactose, có chất lượng dinh dưỡng tương đồng với các loại sữa công thức thông thường khác, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tiêu chảy do không dung nạp lactose
Lactose là carbohydrate chủ yếu trong sữa mẹ và sữa của các loài động vật có vú. Sau khi bị tiêu chảy, vì niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến men Lactase trong niêm mạc ruột non, dẫn đến hiện tượng tiêu hóa Lactose không tốt, gây ra tiêu chảy do không dung nạp Lactose. Đặc biệt là viêm ruột do virus Rota rất dễ xảy ra hiện tượng không dung nạp Lactose thứ phát. Sữa công thức không chứa Lactose là loại sữa công thức đặc chế dành riêng cho trẻ tiêu hóa Lactose không tốt hoặc không dung nạp Lactose.
Carbohydrate trong sữa và các thành phẩm từ sữa là Lactose. Cùng với việc làm tổn thương niêm mạc ruột, tiêu chảy ở trẻ còn phá hoại men Lactase ở bề mặt ruột non, gây trở ngại tạm thời đến việc tiêu hóa Lactose, khiến cho tiêu chảy càng trầm trọng. Sữa công thức không chứa Lactose, không phải là không chứa carbohydrate, mà được thay thế bằng tinh bột mạch nha, có chất lượng dinh dưỡng hoàn toàn tương đồng với các loại sữa công thức thông thường khác. Khi bị tiêu chảy nặng, nên đổi từ sữa công thức thông thường sang sữa đặc chế không chứa Lactose. Trẻ bú mẹ hiếm khi bị virus Rota tấn công, nhưng một khi đã nhiễm virus này thì sẽ bị tiêu chảy rất nặng. Cha mẹ có thể bổ sung thêm nguồn Lactase từ bên ngoài trong vòng 1 – 2 tuần, hoặc tính đến việc tạm thời đổi sang sữa công thức không chứa Lactose trong vòng 1 – 2 tuần.
Vì vậy để bé có một hệ tiêu hóa tốt, các bà mẹ bỉm sữa nên chọn những loại sữa chất lượng và đáng tin cậy cho bé để bé có được một quá trình phát triển khỏe mạnh. Sữa bột Dielac Alpha Gold của Vinamilk mới với công thức IQ, được chứng nhận lâm sàng giúp tăng cân và chiều cao, bổ sung gấp ba DHA, gấp đôi Cholin, và Lutein từ DSM Thụy Sĩ, hỗ trợ trí nhớ tốt, bé thông minh. Ngoài ra sẽ giúp bé tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn khi tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quang.