Giải đáp những thắc mắc về cách dạy con thông minh cho các bà mẹ

Những năm tháng đầu đời là một trong những cột mốc quan trọng nhất cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho con bạn. Cách dạy con thông minh như thế nào cho đúng để bé được phát triển một cách toàn diện nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bà mẹ bỉm sữa.

Sự phát triển tâm lý của trẻ trong những năm đầu tiên và cách nuôi dạy con thông minh

HỎI: Tôi vừa sinh con đầu lòng được 6 tháng, tôi thấy các em bé khác hay khóc khi gặp người lạ, còn bé nhà tôi thì ai bế cũng được. Xin hỏi, em bé của tôi như vậy có phải là hơi khác thường không?

ĐÁP:

6-7 tháng tuổi: Bé biết biểu hiện cảm xúc của mình một cách sơ giản nhất như phân biệt được người lạ (bé thường bám chặt vào người bạn và không chịu cho người lạ bế, khóc khi họ lại gần), cười khi mọi người làm trò, biết giận giữ, sợ hãi.

7-8 tháng tuổi: Bé đặc biệt có những biểu hiện nhạy cảm, cụ thể là bám lấy bạn khi bé nghe những âm thanh lớn như tiếng kèn, tiếng chó sủa, tiếng máy bay… Bé đã có biểu hiện của sự sở hữu như thích được bạn khen, cưng nựng trước các bé khác.

8-9 tháng tuổi: Biểu hiện cảm xúc của bé rõ rệt hơn, có phần thái quá như khóc, giận giữ, la hét… Bé thể hiện sự bất bình “thách thức” với bạn bằng những hành động như để đồ ăn đi, đập vỡ đồ chơi…

9-10 tháng tuổi: Bé đã nhận biết được cảm xúc của người xung quanh, đặc biệt bé hiểu những cảm xúc của bạn. Khi bạn cáu kỉnh, giận giữ với bé, bé biết được điều đó và khóc. Đôi khi bé Có thể bắt chước những bé khác. Bé có hiện tượng “ăn vạ” khi bạn không cho bé đạt được những gì bé muốn. Bé cũng thích khám phá với mọi thứ xung quanh nên bé thường xuyên di chuyển.

10-11 tháng tuổi: Bé có cảm giác xa bạn và khóc đòi bạn nếu không thấy bạn ở gần vì bé bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh ngoài bạn. Bé cũng sẽ rất dễ chịu nếu bạn vuốt ve, an ủi bé.

11-12 tháng tuổi: Bé bắt đầu có những phản ứng với bạn nếu bạn lấy mất đồ chơi bé thích hay bạn ép bé ăn. Bé khóc và giãy giụa.

Tuy nhiên, vào tầm tuổi này bé thường mang niềm vui đến cho gia đình bằng những hành động “không thể không cười” được như bắt chước làm con mèo, tô son của mẹ… Bé bắt đầu có những biểu hiện “nghịch ngợm” vì bé đang khám phá thế giới xung quanh với sự say mê “không thể dừng lại”.

Bởi vậy, bé của bạn vẫn đang phát triển bình thường, bạn hãy bình tĩnh quan sát bé lớn khôn như thế nào nhé.

Tâm lý của trẻ từ 1 – 2 tuổi

HỎI: Con tôi được 15 tháng tuổi, bé rất tinh nghịch, khó bảo và thể hiện rõ ý muốn làm trái ngược lời cha mẹ. Tôi nên làm gì đây?

ĐÁP:

Khi bé 1 tuổi: Bé đang chập chững tập đi, cơ thể bé cứng cáp hơn và tâm tính cũng phức tạp hơn. Bé rất dễ vui sống cũng rất dễ khóc. Tính hiếu kỳ của bé càng bộc lộ mạnh mẽ khi bé biết đi, có khi bé trốn vào hốc tối nào đó để người lớn đi tìm.

Bé đã có được những quyết định độc lập đầu tiên như lựa chọn đồ chơi, leo vào lòng bạn để nhận được sự âu yếm. Bé thích được khen ngợi, động viên khi thực hiện được điều gì đó. Bạn càng khen bé càng thích thú lặp lại hoạt động ấy. Tuổi này bé thích được chơi với các bạn nhiều hơn, đó chính là dấu hiệu đầu tiên bé giao tiếp với xã hội.

Khi bé 2 tuổi: Bé đã đi vững và có vốn từ vựng kha khá, bé nhận thức được thế giới bên ngoài có nhiều điều thú vị và muốn tham gia vào. Cho nên, bạn cảm thấy bé bướng bỉnh, khó bảo, hay nhè và biết dỗi hờn nữa. Bé cũng Có thể mang đến cho bạn những bất ngờ thú vị hoặc những câu nói dễ thương.

Bạn sẽ gặp Một số rắc rối như không biết trả lời ra sao về những câu hỏi của bé hoặc “đỏ mặt” với những lời hồn nhiên ngây thơ. Bé Có thể biết mách bố mẹ chuyện đúng sai của các bạn và những người bé gặp. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát ưiển thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác.

Học cách di chuyển cơ thể như đi, đứng, ngồi, nghịch phá, ném đồ đạc. Nếu trẻ không được đáp ứng những nhu cầu đó, sẽ không phát triển sự tự tin khi trở thành người lớn, vì vậy cha mẹ lúc này cần phải thân thiện, chấp nhận và động viên trẻ trong phạm vi cho phép, chứ không phải lúc nào cũng cấm cản.

Khủng hoảng tuổi lên ba

HỎI: Gần đây trên các phương tiện truyền thông thường đề cập đến vấn đề “khủng hoảng tuổi lên ba” của trẻ. Xin cho tôi biết một cách cụ thể.

ĐÁP: Khủng hoảng tuổi lên ba bắt đầu từ tuổi lên hai – tuổi bạo chúa!

Hầu như bé nào ở tuổi này, Có thể sớm hoặc muộn hơn một chút, đều gặp phải “khủng hoảng”. Tuy nhiên, mỗi bé có những biểu hiện khác nhau, nhẹ là trở nên bướng bỉnh hơn, không nghe lời bố mẹ, hay nói ngược và đòi làm mọi thứ theo cách của mình, nặng là hay ăn vạ, cáu kỉnh, đập phá đồ đạc.

Mức độ khủng hoảng của các bé phụ thuộc vào môi trường giáo dục.

Lên 3 tuổi, bé đã ý thức được những gì thuộc bản thân mình, đã nhận ra được những việc mình Có thể làm hoặc không thể, nhận thức được điều tốt, điều xấu.

Bởi vậy, bé thường bướng bỉnh và đặc biệt chống đối để “khẳng định bản thân”. Bé không muốn bạn can thiệp vào “chuyện riêng tư” của bé, muốn được làm những gì bé thích. Bé cũng thích người khác khen và đánh giá về mình. Bé đã có nhận biết ban đầu về giới tính và cũng tò mò muốn biết “cái đó” của bé khác như thế nào.

Bắt đầu từ 3 đến 5 tuổi bé học phát triển ngôn ngữ, liên tục đưa ra những câu hỏi “vì sao”, nên dân gian có câu “Trẻ lên ba cả nhà tập nói”.

Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ tuổi lên 3 chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình, và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẩn, nổi khùng.

Lúc này bé đã sẵn sàng để đến trường, sẵn sàng chấp nhận các môi quan hệ với thầy cô, bạn bè. Giai đoạn này người lớn nên cho phép trẻ được trải nghiệm trong giới hạn Có thể, đừng thường xuyên la mắng khi bé làm sai, mà hãy giúp bé học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn, khuyến khích bé sáng tạo, nói về cảm xúc của mình.

Điều quan trọng nhất mà bố mẹ Có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho bé được vui chơi thật nhiều, nhất là các trò chơi đóng vai. Chẳng hạn như, bé thích làm người lớn nên mẹ có thể cho con giả vờ nấu cơm bằng các đồ chơi (bên cạnh mẹ đang nấu thật), hay bố có thể bày cho bé chơi trò sửa chữa đồ đạc.

Bố mẹ cho bé nhập vai vào nhiều tình huống khác nhau để qua đó bé có cơ hội thể hiện bản thân. Bé Có thể cùng chơi đóng vai này với nhóm bạn của mình.

Cách dạy con thông minh từ những ý thức nhỏ nhất

Có những cách để bạn có thể giúp em bé khô ráo và sạch sẽ, nhưng chỉ khi nào cháu ra hiệu cho bạn bằng âm thanh hay điệu bộ là bé cần đi tiểu hay đi tiêu. Hãy để cho bé tìm thấy nhịp riêng của mình, không có bất cứ áp lực nào từ phía bạn. Đó chính là cách nuôi dạy con thông minh nhất dành cho cha mẹ.

Bước 1: Khởi sự bằng cách cho bé tập ngồi ghế bô, cũng giống như ghế bàn cầu của bạn.

Bước 2: Để bé ngồi chơi trên ghế bô mặc nguyên đầy đủ quần áo trong khi bạn đọc cho cháu nghe một câu chuyện.

Bước 3: Lần đầu tập cho cháu quen ngồi vào bô mà không quấn tã.

Bước 4: Khi cháu đi cầu hay đi tiểu làm dơ hay ướt tã, hãy nhẹ nhàng đặt cháu ngồi lên ghế bô sau khi bạn đã chùi sạch bé rồi và đi lấy đồ mới để thay cho bé.

Bước 5: Một khi bé quen hơn rồi, bạn hãy đặt bé ngồi bô 2 hay 3 lần mỗi ngày.

Để kiểm soát việc tiêu tiểu

Nên:

  • Khen và khuyến khích cháu, nên coi việc kiểm soát được việc tiêu, tiểu là một thành tích của cháu.
  • Hãy để cháu tự chủ động. Bạn có thể giúp cháu trong quá trình này nhưng không thể nào thúc giục được.
  • Nên gợi ý cho cháu ngồi bô, nhưng nên để cháu quyết định.
  • Nên để cháu tự chủ theo ý mình, đi vào cầu tiêu hay sử dụng bô, và nên khen ngợi tính độc lập của cháu.
  • Nên sử dụng quần độn đũng để cho con bạn ý thức tự lập.

Không nên:

  • Bắt cháu phả ngồi bô khi cháu không muốn.
  • Tỏ ý ghê tởm phân của cháu.
  • Bảo cháu đợi một khi cháu đã yêu cầu cho ngồi bô – cháu chỉ có thể “nhịn” được trong một khoảng thời gian rất ngắn thôi.
  • Mắng mỏ khi cháu làm sai hay có sự cố. Cháu sẽ bị ám ảnh và càng lo sợ hơn với việc điều khiển đi tiêu, tiểu và vấn đề càng tồi tệ hơn.

Xem ngay: Phương pháp dạy con thông minh của người Nhật

Thực đơn bổ sung cho sự phát triển trí não của bé

XÚP THỊT GÀ VÀ CÀ RỐT

Nguyên liệu

– Thịt ức gà: 0,1 kg

– Cà rốt: 50g

– Lòng trắng trứng gà: 01 cái

– Dầu ăn tinh luyện, nước dùng, bột ngọt, bột năng, dầu mè, muối đủ dùng.

Cách làm

Thịt gà sát muối rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào một ít nước muối, bột ngọt, lòng trắng trứng, bột năng đã hoà tan với nước lạnh, đảo đều. Cà rốt thái sợi thật nhỏ.

Cho dầu vào chảo, cho nước dùng vừa đủ, thêm bột ngọt, muối vào đun sôi, vớt bọt. Cho thịt gà, cà rốt vào nấu chín. Cho tiếp bột năng vào làm sánh nước rưới dầu lên là được.

XÚP ÓC LỢN VÀ KHOAI TÂY

Nguyên liệu

– Khoai tây: 500g

– Óc lợn: 03 cái

– Bơ: 50g

– Kem tươi: 100ml

– Thìa là: 30g

– Dấm, muối tinh, nước dùng từ xương vừa đủ.

Cách làm

Cho vào nồi khoảng 600ml nước dùng nêm muối, dấm, hành củ thái mỏng, thìa là rồi đun sôi. Óc lợn làm sạch thả vào nồi nước luộc chín. Khoai tây luộc chín bóc vỏ.

Khoai tây đem nghiền nát cùng với óc lợn rồi hoà với nước dùng luộc óc đã lọc và phần nước dùng còn lại. Bắc lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Cho xúp ra bát thêm kem tươi, thìa là thái nhỏ lên trên. Ăn nóng.

Bên cạnh các cách dạy con thông minh bên trên, các mẹ bỉm sữa cũng đừng quên bổ sung sữa cho bé nữa nhé. Dielac Alpha Gold của Vinamilk sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ, hỗ trợ phát triển trí não của bé tối ưu, giúp bé thông minh hơn nhờ vào những dưỡng chất “vàng” cho trí não.