KINH NGHIỆM ĂN UỐNG KHIẾN CON BỤ BẪM NHƯNG MẸ KHÔNG TĂNG CÂN

KINH NGHIỆM ĂN UỐNG KHIẾN CON BỤ BẪM NHƯNG MẸ KHÔNG TĂNG CÂN

Nhiều mẹ bầu ăn uống nhưng dưỡng chất chỉ hấp thụ vào mẹ khiến cân nặng càng ngày càng tăng nhanh. Vậy bà bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ và tránh bị tăng cân?

Các chuyên gia kiến nghị mức tăng cân phù hợp với dáng vóc người phụ nữ Việt Nam là từ 10-14 kg. Đây là mức tăng cân tiêu chuẩn an toàn. Nhưng nếu bạn đang thừa cân, bạn chỉ nên tăng từ 7-7,5kg. 
Dưới đây là kinh nghiệm ăn uống khiến con bụ bẫm nhưng mẹ không tăng cân

1.Uống đủ nước

Mẹ bầu nên uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và bé khỏe mạnh hơn mà đôi khi còn là biện pháp ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Ngoài ra, mẹ nên uống sữa bầu 2 lần/ngày đề bổ sung dưỡng chất cho bé.

2.  Ăn sáng đủ chất

Đây một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà quên đi việc ăn sáng. Nếu không ăn đủ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ và ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

3. Chia nhỏ bữa ăn

Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, các mẹ nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa và ốm nghén.

Tuy nhiên, chia nhỏ bữa ăn không có nghĩa với việc các mẹ sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt vì trong thức ăn vặt chứa rất nhiều đường và cholesterol, những chất này làm cân nặng mẹ bầu tăng nhanh mà lại không bổ sung dưỡng chất cho bé. Thay vào đó, các mẹ nên uống các loại sinh tố, nước ép hoa quả để tốt cho em bé.

4. Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Do trong giai đoạn mang thai nên có những thay đổi về hocmon khiến mẹ bầu có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, thay vì ăn nhanh, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

5. Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều, ăn gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con, tuy nhiên, việc ăn nhiều chưa hẳn đã tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Nếu thói quen này kéo dài sẽ khiến cân nặng của các mẹ tăng nhanh.

6. Duy trì thói quen luyện tập

Duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén, khó chịu trong những tháng đầu mang thai mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh chóng lấy lại vóc dáng.

Những bài tập phù hợp dành cho các mẹ bầu như yoga, đi bộ,… sẽ giúp cải thiện hơi thở và tránh tăng cân quá nhanh.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, các mẹ đã biết được mình nên ăn gì để con phát triển khỏe mạnh mà lại không bị tăng cân. Bên cạnh đó, cần vận động nhẹ nhàng, giúp tiêu hao năng lượng đồng thời tăng cường sức khỏe qua những bài tập thể dục dành cho bà bầu.