Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và những bệnh lý đường ruột liên quan

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và những bệnh lý đường ruột liên quan

Hầu hết bố mẹ có con nhỏ đều đặt ra câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, nhưng có rất ít người biết rằng trớ sữa còn xuất phát từ các bệnh lý đường ruột ở trẻ. Để hiểu rõ hơn về các bệnh đường ruột ở trẻ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Nôn trớ liệu có liên quan đến bệnh đường ruột?

Đường ruột là đồng hồ đo sức khỏe của cơ thể người, những thay đổi về tình cảm, bệnh tật đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Rối loạn chức năng đường ruột có thể là dâu hiệu báo trước khi trẻ ốm. Trong thời gian ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón…

Nếu đường ruột không mạnh khỏe, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch. Quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Rối loạn đường ruột chỉ là dấu hiệu ban đầu, ví dụ trước khi ho sốt, trẻ có những biểu hiện như miệng hôi, phân khô, phân thối. Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn chức năng đường ruột, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con. Trong thời gian trẻ ốm, tình trạng đường ruột vẫn tiếp tục không ổn định, như khoảng cách giữa các lần đại tiện bị kéo dài, táo bón, nôn trớ… Lúc này, cha mẹ chỉ nên can thiệp bằng các biện pháp thích hợp, thúc đẩy chức năng đường ruột của trẻ hồi phục bình thường, có lợi cho việc hồi phục ở trẻ.

Đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể người. Ngoài các chức năng như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết ra, nó còn kiêm nhiệm cả trọng trách hoàn thiện khả năng miễn dịch trong cơ thể người. Một đường ruột mạnh khỏe không chỉ có lợi cho riêng đường ruột mà còn có lợi cho cả cơ thể. Ngược lại, nếu đường ruột không đủ khỏe mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.

Trong đường ruột của một người bình thường có “vi khuẩn có lợi” và “vi khuẩn có hại”, sự cân bằng của hai loại vi khuẩn này mới tạo nên một hệ đường ruột mạnh khỏe. Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị phá hoại, chức năng đường ruột hoạt động thất thường, phân xuất hiện tình trạng bất thường như tiêu chảy hay táo bón. Vì vậy, quan sát phân, chúng ta có thể dễ dàng suy đoán tình trạng sức khỏe của đường ruột, nếu phân của trẻ vào khuôn, trẻ đi ngoài đều đặn, chứng tỏ trẻ có một đường ruột khỏe mạnh.

Bệnh đường ruột còn là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa

2. Cách giúp trẻ có một đường ruột tốt

Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn lành mạnh là một ngày ba bữa và trong bữa ăn bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như protein, vitamin, khoáng chất, acid béo, chất xơ… hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cơ thể của trẻ, không cần bổ sung thêm bất cứ chất dinh dưỡng bên ngoài nào. về mặt ăn uống, nên chú ý không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, nghiêm cấm ăn uống quá độ.

Ngủ đủ giấc: Khi cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi, rất khó mà chống lại được vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Một giấc ngủ chất lượng cao có thể khiến hệ miễn dịch được hồi phục và điều chỉnh ở mức độ nhất định, có lợi cho việc cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.

Hoạt động và nghỉ ngơi điều độ: Người trưởng thành đa phần đều có trải nghiệm này, ăn uống không điều độ, thức đêm, về sau cơ thể thường xuyên xuất hiện vấn đề táo bón, đối với trẻ con mà nói, vì đường ruột còn chưa đủ hoàn thiện, vì thế càng phải giữ thói quen hoạt động và nghỉ ngơi theo quy luật tự nhiên.

Môi trường sống ít vi khuẩn chứ không phải là môi trường vô khuẩn. Trong quá trình phát triển chức năng miễn dịch của cơ thể người, vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng, nếu bình thường không có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn, môi trường xung quanh quá sạch sẽ, đường ruột sẽ không thể nào phát triển hoàn thiện. Gia đình cần ngừng sử dụng bất cứ loại thuốc khử trùng hóa học nào, để trẻ có thể tiếp xúc với lượng vi khuẩn vừa phải, một số lượng nhỏ vi khuẩn có thể đi vào trong đường ruột của trẻ, điều này sẽ cực kỳ có ích đối với việc thiết lập và hoàn thiện chức năng miễn dịch của đường ruột trẻ sau này.

Trước khi cho trẻ bú sữa, bình sữa và núm vú đều được luộc kỹ hoặc khử trùng, trong quá trình uống sữa trẻ cũng rất khó tiếp xúc với một lượng vi khuẩn thích hợp, dù rằng các nhà máy đều thêm thành phần hoạt tính và Probiotic.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với bệnh nhiễm khuẩn, không chữa được đủ các bệnh như sốt, ho, tiêu chảy, viêm gan. Nếu ho, sốt do nhiễm virus, thuốc kháng sinh không chỉ không có tác dụng, mà còn giết lầm vi khuẩn, phá hoại hệ vi sinh vật bình thường, ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm bệnh trầm trọng thêm. Chỉ khi làm đầy đủ các xét nghiệm tương ứng và xác định nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, mới có thể phát huy được tác dụng của kháng sinh. Chuyên gia kiến nghị sau khi uống kháng sinh hai tiếng mới được dùng Probiotic, để có thể bảo lưu tối đa lượng vi khuẩn, cũng là để cho chức năng miễn dịch của đường ruột được hồi phục triệt để.

Tóm lại, ba mẹ nên dành thời gian để quan sát những biểu hiện của con để kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường của bệnh đường ruột. Ngoài ra, nếu bệnh đường ruột như trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ thường xuyên bị trớ sữa thì ba mẹ nên tham khảo thêm tại đây để tìm hiểu về cách chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.