Cần điều chỉnh bữa ăn dặm sau khi cai sữa

Cần điều chỉnh bữa ăn dặm sau khi cai sữa

Không phải trong quá trình cai sữa bạn muốn cho bé ăn những thứ bạn muốn, ăn theo lượng mà bạn nghĩ là tốt. Hoàn toàn không như vậy, bữa ăn dặm của bé phải cân đong chính xác liều lượng để tránh trường hợp bé ăn quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng tới thể trọng của bé.

Trẻ nhỏ không giống người lớn vì cơ thể chúng còn quá nhỏ, rất dễ bị tổn hại nếu không được chăm sóc và chú ý cẩn thận. Do vậy, vai trò của bố mẹ hết sức quan trọng trong việc quan sát, cho bé ăn và dạy bé những điều mới.

Điều chỉnh thức ăn sau khi cai sữa:

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần một lượng nhiệt năng khoảng 4600-5020 kJ, lượng protein là 35-40g, lượng cần thiết tương đối lớn. Do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn kém, mới đầu không nên cho bé ăn thức ăn cứng. Dựa trên cơ sở tăng cường ăn dặm nên từng bước bổ sung các sản phẩm mới, dần dần thay thức ăn lỏng thành thức ăn cứng. Bước đầu nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, có thể gồm các thức ăn chế biến từ sữa, các loại ngũ cốc,… 

 

Điều chỉnh thức ăn sau khi cai sữa

 

Khi chế biến cần băm nhuyễn thức ăn, nấu cho nát nhừ. Có thể dùng biện pháp như luộc, hầm, nướng, hấp, không nên rán và sử dụng các chất phối hợp mang tính kích thích.

Các loại thức phẩm cần chú ý:

Sau khi trẻ cai sữa không nên chỉ cho ăn thực phẩm ngũ cốc, cũng không thể ăn cơm cùng người lớn. Thức ăn chính là cháo đặc, cơm nát, mỳ miến, vằn thắn, bánh bao,…Các thức ăn phụ có thể là cá, thịt nạc, các loại gan, các loại rau. Sau khi cai sữa số lần ăn của trẻ thông thường từ 4-5 bữa/ngày, chia thành bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa phụ buổi sáng và chiều. Bữa sáng cần đảm bảo chất lượng, bữa trưa nên ăn đạm một chút.

– Ví dụ như bữa sáng có thể uống sữa bò hoặc sữa đậu nành, trứng, bánh bao thịt; bữa trưa có thể ăn cơm nát, cá, rau cải xanh, thêm canh trứng nấu tôm nõn; bữa tối có thể ăn thịt nạc, mì nấu với rau băm nhuyễn; bữa phụ buổi sáng như hoa quả, chuối, táo, lê,…; bữa phụ buổi chiều có bánh bích quy cho phong phú, chú ý kết hợp đủ chất, tránh các bữa ăn giống nhau. 

Muốn hình thành thói quen ăn uống tốt từ khi còn là trẻ nhỏ thì cần tránh những thói quen xấu như ăn nhơ nhơ, vừa ăn vừa nghỉ. Trẻ nên ăn trong môi trường yên tĩnh, tránh ảnh hưởng từ bên bên ngoài, khi ăn không nghịch ngợm, không cho bé xem tivi khi đang ăn để nâng cao chất lượng ăn. Nấu các món ăn dặm ngon, thức ăn nhìn đẹp mắt, đa dạng món sẽ tạo cảm giác hứng thú ở bé.