Những điều cần biết về chế biến thức ăn phụ trong giai đoạn trẻ ăn dặm
Thức ăn phụ cho bé ăn dặm cần chế biến cẩn thận đảm bảo đủ chất nhưng không có chất độc hại cho cơ thể. Vậy làm thế nào để chế biến thức ăn phụ đúng cách và cho trẻ ăn theo tuần tự thế nào là câu hỏi mà nhiều phụ huynh vẫn luôn thắc mắc.
Bổ sung thức ăn phụ theo tuần tự thế nào?
Bổ sung thức ăn phụ theo tuần tự quyết định ở nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thu tiêu hóa của đường ruột, dạ dày của trẻ. Thông thường, trước hết bổ sung các loại thuốc có chứa vitamin D, có thể chọn dầu cá… bắt đầu bổ sung từ sau khi sinh được nửa tháng. Sau khi trẻ đầy tháng tiếp tục bổ sung vitamin C, nước rau hoặc nước rau ép.
Sau 4 tháng tuổi, do lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã tiêu hao hết mà trong các sản phẩm sữa lại thiếu sắt. Vậy nên, để đề phòng thiếu máu do thiếu sắt, dù bú bình hay bú mẹ cũng nên bổ sung lòng đỏ trứng gà khi cho trẻ ăn dặm vì đây là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố sắt, đồng thời cũng có thể bổ sung một phần protein.
Trẻ 5, 6 tháng tuổi có thể ăn cháo loãng và rau nghiền nát, mục đích quan trọng là bổ sung một số vitamin và muối vô cơ, đồng thời giúp chức năng nhai bước đầu được rèn luyện. Cùng với năm tháng, cơ thể trẻ ngày một lớn, nhu cầu đối với chất dinh dưỡng cũng tăng, chức năng tiêu hóa cũng ngày càng hoàn thiện.
Khi 7-8 tháng tuổi, có thể bắt đầu bổ sung thức ăn có chứa protein, như thịt nạc băm, cá băm, gan lợn, gan gà, canh trứng gà… lúc này, cũng là lúc trẻ bắt đầu mọc răng, có thể chuẩn bị một số thức ăn giúp trẻ “mài răng” như bánh bích quy, bánh mì khô, bánh bao.
Sau khi trẻ được 11 tháng có thể cho ăn các món ăn giống người lớn như sủi cảo, mì vằn thắn. Đương nhiên, cách thức chế biến cần tinh tế một chút, như vỏ sủi cảo cần mỏng, nhân sủi cảo cần nghiền nát.
Cần chú ý những gì khi chế biến thức ăn phụ cho trẻ?
1. Trước khi chế biến thức ăn phụ, ngoài rửa sạch thức ăn và công cụ nấu nướng cần bảo đảm hai tay sạch sẽ.
2. Khi chọn nguyên liệu chế biến, cần chọn nguyên liệu tươi ngon. Nên chọn các loại hoa quả vỏ dễ xử lý, khả năng nhiễm thuốc trừ sâu và nhiễm bệnh ít như quýt, cà chua, táo, chuối, đu đủ. Trứng, cá, thịt, gan đều cần nấu chín để tránh bệnh truyền nhiễm hoặc phản ứng mẫn cảm ở trẻ. Các loại rau như cà rốt, rau cải chân vịt, rau muống, đậu Hà Lan, cải trắng đều là sự lựa chọn tuyệt vời.
3. Về mặt chế biến, răng và chức năng nhai của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, khi nấu cần xử lý thức ăn ở dạng nước, sền sệt và nhỏ mịn, như vậy trẻ mới dễ tiêu hóa. Khi bổ sung thức ăn phụ cho trẻ ở thời kì đầu, nồng độ thức ăn không nên quá đậm, như nước rau ép, nước hoa quả tươi tốt nhất nên hòa thêm nước cho loãng, cố gắng chọn thức ăn tự nhiên, tốt nhất không nên cho đồ gia vị, như vị thơm, mì chính, đường, muối ăn.
4. Khi chế biến thức ăn, tránh thức ăn quá nhiều mỡ, cần chú ý nhiệt độ, không nên hâm nóng trong lò vi sóng với nhiệt độ cao, tránh làm mất chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Cơ thể trẻ đã dần cứng cáp và hoàn thiện hơn. Do đó, chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ cũng cần gần gũi hơn với người lớn.