Vì sao trẻ thường vặn người nôn trớ sữa?

Vì sao trẻ thường vặn người nôn trớ sữa?

Trớ sữa hay còn gọi là ọc sữa, là những biểu hiện rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này cho con. Bài viết này sẽ giới thiệu nguyên nhân và 1 vài cách khắc phục cho bé nhé!

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình trớ sữa

Đây sẽ là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nếu như bé chỉ vặn người, gồng mình, kèm theo đỏ mặt trong vài phút rồi tự biến mất. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi nhưng cũng có khi sớm hơn khoảng 10-15 ngày sau sinh. Trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi thường có hiện tượng vặn mình sinh lý. 

Tuy nhiên, nếu trong lúc ngủ bé vẫn vặn mình thì đó là dấu hiệu bất thường ở con. Ngoài ra, nếu con kèm theo những biệu hiện sau đây thì rất đáng lo ngại:

– Trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít cả ngày lẫn đêm (ngủ ít hơn 15 tiếng/ngày).

– Rất hay quấy khóc vào ban đêm.

– Đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, trớ, rụng tóc hình vành khăn, chậm lên cân trong 3 tháng đầu.

Nếu trẻ có những biểu hiện này, thì có thể do trẻ đã bị thiếu vitamin D hoặc còi xương và ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, trẻ vặn mình khi ngủ cũng có thể là do trẻ không được bú đủ, tã ướt, trời quá nóng, quá lạnh,…

Trẻ vặn người là hiện tượng sinh lý bình thường

2. Cách khắc phục tình trạng vặn mình, trớ sữa

Khi đã chắc chắn trẻ sơ sinh không bị thiếu canxi hay vitamin D thì mẹ có thể xử lý tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng những cách sau:

– Tắm nắn: thời gian tắm nắng cho bé thích hợp nhất cho bé là khoảng từ trước 9 giờ sáng sau 5 giờ chiều. Đặc biệt, vào những ngày trời lạnh, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ từ 3-4 giờ chiều.

– Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản,…

– Nhiệt độ phòng của bé cần được duy trì ở mức 27-28 độ C. Đôi với những trẻ nằm ở phòng máy lạnh, mẹ nên đặt 1 chậu nước trong phòng của bé để tránh làm khô da và khô mũi bé.

– Đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh được khô thoáng bằng cách kiểm tra tã của bé thường xuyên.

Nếu thiếu vitamin D quá lâu, trẻ sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, chậm phát triển. 

3. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị còi xương

– Giai đoạn đầu của bệnh: Trong vòng 6 tháng đầu đời, bé sẽ có khả năng bị bệnh còi xương nếu như bé có những dấu hiệu như: bé khó ngủ, đổ mồ hôi nhiều, mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy,… Trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.

– Giai đoạn bệnh còi xương chuyển nặng: Đến giai đoạn này, mẹ sẽ nhận thấy xương của bé mềm đi rất nhiều, thậm chí khi chạm vào, mẹ sẽ có cảm giác như không có xương vậy. Đồng thời, hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến khung xương, nhất là xương chậu, vấn đề này sẽ đặc biệt vô cùng nghiêm trọng đối với bé gái khi trường thành.

Khi có bất cứ dấu hiệu nào ở trên, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm tại đây những cách giúp trẻ hạn chế nôn trớ.