Phân biệt dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu và triệu chứng thai nghén
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý khá phổ biến ở bà bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ, đồng thời cũng trực tiếp tác động đến sự phát triển và thể chất cũng như trí tuệ của thai nhi. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm nhiễm đường tiểu thường khá mập mờ và có nhiều nét tương đồng với biểu hiện của phụ nữ thời kỳ thai nghén, do đó mà không ít thai phụ bỏ qua những dấu hiệu này, khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng, khó điều trị. Cùng phân tích những điểm giống và khác nhau giữa dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu và thai nghén để chắt cóp thêm kiến thức cho mình nhé!
Điểm giống nhau giữa nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu và triệu chứng thai nghén
Buồn nôn và mệt mỏi chán ăn
Gặp vấn đề về đường tiết niệu, bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu, do vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập và gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ tiêu hóa. Viêm nhiễm gây mệt mỏi cho cơ thể mẹ, dẫn đến tâm lý của bà bầu không được thoải mái, dễ làm mất vị giác, do đó khi đường tiết niệu nhiễm trùng mẹ bầu thường bỏ ăn, biếng ăn.
Chán ăn là một trong số những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu
Phụ nữ mang thai khi ốm nghén cũng sẽ có các triệu chứng trên, tuy nhiên trong bãi nôn sẽ không xuất hiện máu. Thêm vào đó, tỉ lệ bà bầu chán ăn thường thấp hơn rất nhiều, vì giai đoạn mang thai bà bầu thường thay đổi nhu cầu ăn uống và ăn nhiều hơn bình thường, luôn trong trạng thái thèm ăn.
Người bệnh mệt mỏi, thường sốt cao
Cả bệnh lý về đường tiểu và thai nghén đều khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và thân nhiệt tăng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, nếu sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, khả năng cao cơ thể mẹ đang gặp vấn đề về tiết niệu.
Đau vùng thắt lưng
Đau vùng thắt lưng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi thai nhi phát triển nhanh, gây áp lực lên vùng xương chậu. Ở trường hợp này, mẹ có thể cải thiện cơn đau bằng cách tập thể dục, áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga và thiền, hoặc cũng có thể thay đổi tư thế nằm, ngồi hàng ngày vừa tránh chèn ép tử cung vừa giảm tác động của thai lên vùng thắt lưng.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu thường gặp là đau tức vùng thắt lưng
Nếu đã áp dụng những phương pháp đã nêu, cơn đau co thắt vùng lưng của mẹ vẫn không hề thuyên giảm, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu và thăm khám bác sĩ ngay nhé.
Đau âm ỉ bụng dưới
Để thai nhi phát triển đều đặn, mẹ thường sử dụng rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng, chưa kể đến khi mang thai, bà bầu sẽ thèm ăn hơn ngày thường. Do đó mà thời kỳ mang thai, thai phụ thường tăng ký rất nhiều. Do đó mà mỡ tích vùng bụng cũng tăng lên nhanh chóng, gây nên tình trạng đau bụng dưới, mức độ khá giống đau bụng kinh.
Đối với đau bụng dưới do viêm nhiễm tiết niệu, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, gây khó chịu cho mẹ bầu. Đau bụng do nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với đau vùng xương chậu.
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Thai phụ khi nhiễm trùng đường tiểu có biểu hiện gì khác với thai nghén?
Tiểu buốt, tiểu khó
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, các mô đường tiết niệu, nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào sẽ bị viêm và trở nên rất nhạy cảm. Đó là lý do khi đi vệ sinh bà bầu thường cảm thấy buốt, đau rát thậm chí là đau nhức khó chịu ở vùng kín.
Tiểu buốt và khó, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu không nên bỏ qua
Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
Nước tiểu lẫn máu hoặc mủ là minh chứng rõ ràng nhất của bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Thêm vào đó, khi bà bầu bị nhiễm trùng tiết niệu, nước tiểu của thai phụ thường có mùi chua, thay vì mùi khai hoặc không mùi như ngày thường, kèm với đó là màu sắc thường đục.
Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường
Viêm nhiễm đường tiểu trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường, tuy nhiên lượng nước tiểu sẽ thường rất ít, thậm chí là tốn rất nhiều thời gian mới có thể tiểu được.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe cả thai phụ lẫn thai nhi, thậm chí gây ra nhiễm trùng thận, cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, cần phân biệt rõ ràng đâu là biểu hiện thai nghén, đâu là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu và đến tìm đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.